Muốn tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc cần những thủ tục gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/09/2016

Có một bạn đọc gửi đến chương trình câu hỏi như sau: Công ty tôi muốn tuyển dụng một người nước ngoài vào làm việc. Vậy điều kiện để người này có thể làm việc tại Việt Nam là như thế nào, thưa luật sư?

    • Theo quy định của bộ luật lao động, người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động (ngoại trừ những trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động).

      Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là:

      - Người lao động nước ngoài có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

      - Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

      - Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

      - Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

      - Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

      Theo LS Chánh, lao động nước ngoài không có giấy phép sẽ bị trục xuất khi cơ quan chức năng phát hiện, còn doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép sẽ bị phạt từ 30 - 75 triệu đồng (tùy vào số lượng lao động vi phạm)

      Vậy có trường hợp nào lao động người nước ngoài vào Việt Nam làm việc mà không cần giấy phép lao động không, thưa luật sư?

      Vẫn có những trường hợp công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động. Những trường hợp đó là:

      1) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới.

      2) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

      3) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

      4) Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế.

      5) Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam…

      6) Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;

      7) Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;

      8) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;

      9) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép.

      10) Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

      11) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

      Người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì sẽ bị xử lý như thế nào thưa ông?

      Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất.

      Còn với người sử dụng lao động nếu sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc có giấy phép lao động đã hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng, tùy vào số lượng lao động vi phạm.

      Ngoài ra, về mặt kế toán sẽ không được xem xét khoản lương chi trả cho lao động người nước ngoài là chi phí hợp lý nếu không có giấy phép lao động.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn