Nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/07/2022

Nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030? Bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 như nào? Tôi có nhu cầu muốn biết, xin được giải đáp.

    • Nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030

      Căn cứ Tiểu mục 7 Mục II Điều 1 Quyết định 2222/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế như sau:

      7. Nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế

      a) Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhà giáo từ trung ương đến địa phương về vai trò quan trọng và yêu cầu sớm triển khai chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người học và mọi người dân trong nền kinh tế số, xã hội số.

      b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác, lồng ghép trong các hoạt động, sự kiện liên quan; chú trọng biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân có kết quả tích cực, mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, dạy và học từ chuyển đổi số để lan tỏa, nhân rộng.

      c) Tăng cường trao đổi, học tập chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp với các quốc gia, tổ chức quốc tế.

      Bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030

      Theo Tiểu mục 8 Mục II Điều 1 Quyết định 2222/QĐ-TTg năm 2021 quy định về bảo đảm an toàn, an ninh mạng như sau:

      8. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

      a) Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng; quản lý và giám sát an toàn thông tin; bảo mật dữ liệu, bảo đảm cơ chế sao lưu, phục hồi máy chủ, máy trạm, các thiết bị đầu cuối liên quan.

      b) Xây dựng hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu số bảo đảm thông tin tin cậy, an toàn, lành mạnh; phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng, mạng lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện mã độc tấn công, bảo vệ ở mức căn bản.

      c) Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn, an ninh, các lỗ hổng bảo mật của hệ thống phần mềm và dữ liệu, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

      d) Tổ chức lực lượng ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn