Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/01/2018

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến nghề hoặc công việc trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều.

Thục Quyên (quyen***@gmail.com)

    • Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
      (ảnh minh họa)
    • Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục 3 Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ' onclick="vbclick('9BFB', '225189');" target='_blank'>Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:

      Số TT

      Tên nghề hoặc công việc

      Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

      Điều kiện lao động loại IV

      1

      Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát thanh MW,SW có tổng công suất từ 2 KW đến dưới 200 KW.

      - Thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường và tiếng ồn cao.

      2

      Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát hình, phát thanh FM có tổng công suất từ 500W đến dưới 10 KW và thiết bị thông tin vệ tinh.

      - Thường xuyên làm việc trong môi trường có điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

      3

      Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phát thanh, phát hình vi ba ở các trạm trên núi,biên giới, hải đảo, hầm sâu.

      - Giải quyết nhiều công việc trong điều kiện phức tạp, thường xuyên chịu tác động của điện từ trường.

      4

      Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phát thanh, phát hình, vi ba.

      - Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn và điện từ trường.

      5

      Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng cột ăng ten phát thanh, phát hình dưới 30m

      - Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của mưa, nắng, gió và điện từ trường.

      6

      Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

      - Căng thẳng thần kinh,chịu tác động của tiếng ồn và điện từ trường.

      7

      Quản lý kho băng tư liệu phát thanh, phát hình.

      - Làm việc trong phòng kín, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của hoá chất bảo vệ băng tư liệu

      8

      Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị trong trung tâm tin, điều hành và kiểm tra sóng phát thanh phát hình.

      - Công việc căng thẳng thị giác, thính giác, chịu tác động của ồn và điện từ trường.

      9

      Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điều hoà trung tâm có công suất từ 10.000 BTU trở lên.

      - Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, hơi khí độc và dầu mỡ.

      10

      Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện cho đài phát thanh,phát hình và trung tâm sản xuất chương trình

      - Nơi làm việc không cố định, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của tiếng ồn và điện từ trường.

      11

      Bảo vệ đường dây phi-đơ, bãi ăng ten ở các đài phát sóng phát thanh có tổng công suất từ 100 KW trở lên.

      - Làm việc ngoài trời, phải đi lại nhiều, chịu tác động của điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

      12

      Phát thanh viên đài phát thanh, phát hình.

      - Công việc căng thẳng, làm việc trong phòng kín thiếu dưỡng khí, chịu tác động của ánh sáng có cường độ mạnh và điện từ trường.

      Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn