Nghỉ ốm đau dài ngày trong năm có được hưởng 12 ngày phép? Bị ốm đau liên tục hơn 12 tháng có bị đơn phương chấm dứt hợp đồng?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/03/2022

Theo quy định của pháp luật thì người lao động nghỉ ốm đau dài ngày trong năm có được hưởng 12 ngày phép? Bị ốm đau liên tục hơn 12 tháng có bị đơn phương chấm dứt hợp đồng? Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai từ năm 2021?

    • Nghỉ ốm đau dài ngày trong năm có được hưởng 12 ngày phép?

      Trường hợp người lao động nghỉ ốm đau dài ngày trong năm thì có được hưởng 12 ngày phép không? Mong sớm nhận hồi đáp.

      Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '360873');" target='_blank'>Điều 113 Bộ luật lao động 2019, có quy định:

      Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

      - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

      - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

      - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

      Và tại Khoản 7 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có quy định:

      Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.

      - Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

      => Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp người lao động nghỉ ốm đau trong năm cộng dồn lại từ 2 tháng trở xuống thì vẫn sẽ được hưởng 12 ngày phép trong năm. Còn nếu NLĐ có thời gian nghỉ ốm đau cộng dồn lại từ 2 tháng trở lên thì sẽ không được hưởng 12 ngày phép trong năm. Mà thời gian nghỉ phép trong năm sẽ dựa vào thời gian làm việc thực tế của lao động đó.

      Bị ốm đau liên tục hơn 12 tháng có bị đơn phương chấm dứt hợp đồng?

      Tôi muốn hỏi là khi bị ốm đau liên tục hơn 12 tháng người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng không? Tôi có chồng là Sơn bị ung thư cuốn họng đã điều trị hơn 1 năm nay. Tuần trước công ty chồng tôi vừa ra thông báo cho chồng tôi nghỉ việc. Tuy nhiên, tôi thắc mắc chồng tôi đang bệnh như vậy công ty đơn phương hủy hợp đồng có đúng không?

      Trả lời: Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

      - Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

      + Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

      + Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

      Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

      + Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

      + Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

      + Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

      + Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

      + Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

      - Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

      + Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

      + Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

      + Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường

      + Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

      Như vậy, theo quy định hiện nay đối chiếu với trường mà bạn đề cập phía trên thì việc công ty cho chồng bạn nghỉ việc là đúng quy định của pháp luật. Việc thông báo sẽ được báo trước 45 ngày. Tuy nhiên trong trường hợp chồng bạn hồi phục thì khi đó công ty có thể xem xét ký lại hợp đồng với chồng bạn.

      Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai gồm những khoản nào?

      Cho mình hỏi: Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định như thế nào? Mình cảm ơn!

      Trả lời: Tại Điều 141 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai cụ thể như sau:

      Thời gian nghỉ việc khi chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản, người lao động được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn