Người hưởng chế độ tai nạn lao động và người hưởng chính sách như thương binh

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/09/2016

Người hưởng chế độ tai nạn lao động có được gọi là người hưởng chính sách như thương binh không?

    • 1. Người hưởng chính sách như thương binh được quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 ngày 29/6/2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13' onclick="vbclick('2336A', '134484');" target='_blank'>Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 ngày 01/9/2012.

      Theo đó, người hưởng chính sách như thương binh là: người không phải là quân nhân, công an nhân dân nhưng bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      - Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

      - Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

      - Làm nghĩa vụ quốc tế;

      - Đấu tranh chống tội phạm;

      - Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

      - Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

      - Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

      - Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

      Những người trên được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh".

      2. Người hưởng chế độ tai nạn lao động là người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006, bao gồm:

      - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

      - Cán bộ, công chức, viên chức;

      - Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

      - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

      - Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

      Những người trên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được hưởng chế độ tai nạn lao động (một trong những chế độ bảo hiểm của bảo hiểm xã hội bắt buộc) theo quy định của bảo hiểm xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      - Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

      - Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

      - Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

      3. Từ những quy định trên về người hưởng chế độ tai nạn lao động và người hưởng chính sách như thương binh thì rõ ràng người hưởng chế độ tai nạn lao động không được gọi là người hưởng chính sách như thương binh.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 Tải về
    • Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn