Người lao động có được giữ hợp đồng cho thuê lại lao động?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/05/2022

Người lao động có được giữ hợp đồng cho thuê lại lao động? Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại như thế nào? Doanh nghiệp của tôi cho thuê lại lao động, tôi là lao động được cho thuê lại, vậy tôi có được giữ hợp đồng cho thuê lại lao động không ạ?

    • Người lao động có được giữ hợp đồng cho thuê lại lao động?

      Căn cứ Điều 55 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động như sau:

      1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

      2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

      a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;

      b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;

      c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

      d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

      đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

      3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.

      Như vậy, theo quy định như trên, hợp đồng cho thuê lại lao động sẽ chỉ có 2 bản, bên thuê lại và bên cho thuê lại mỗi bên sẽ giữ một bản. Cho nên, bạn sẽ không được giữ hợp đồng cho thuê lại lao động.

      Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại như thế nào?

      Căn cứ Điều 58 Bộ luật này ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật này, người lao động thuê lại có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

      1. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;

      2. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;

      3. Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

      4. Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;

      5. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn