Người nước ngoài thay đổi nơi làm việc ở tỉnh khác có phải xin lại giấy phép lao động không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/06/2022

Người nước ngoài thay đổi nơi làm việc ở tỉnh khác có phải xin lại giấy phép lao động không? Hình thức xử lý đối với trường hợp không xin lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài như thế nào? Công ty tôi có một số lao động là người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động. Do đặc thù công việc, họ phải đi làm việc tại các tỉnh khác trong thời hạn khá dài. Vậy, tôi có phải xin lại giấy phép lao động khi họ đến các công trình ở tỉnh khác làm việc trong thời hạn dài như vậy không ạ? Nếu không làm thủ tục thì sẽ bị xử phạt như thế nào ạ? Xin cảm ơn!

    • Người nước ngoài thay đổi nơi làm việc ở tỉnh khác có phải xin lại giấy phép lao động không?

      Căn cứ Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('446C5', '365775');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp cấp lại giấy phép lao động:

      1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.

      2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.

      3. Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

      Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bạn phải xin cấp lại giấy phép lao động do thay đổi địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn hạn cho những người lao động nước ngoài này.

      Hình thức xử lý đối với trường hợp không xin lại giấy phép lao động

      Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('75050', '365775');" target='_blank'>Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

      2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

      Căn cứ theo định tại Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

      1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:

      b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

      Theo đó, trường hợp không xin lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài từ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn