NLĐ nước ngoài có phải tham gia vào Công đoàn không? NLĐ nước ngoài làm việc không có GPLĐ thì bị phạt bao nhiêu?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/03/2022

Theo quy định của pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài. Cho hỏi, NLĐ nước ngoài có phải tham gia vào Công đoàn không? NLĐ nước ngoài làm việc không có GPLĐ thì bị phạt bao nhiêu?

    • NLĐ nước ngoài có phải tham gia vào Công đoàn không?

      Cho em hỏi, công ty em có sử dụng người lao động nước ngoài. Vậy bạn này có phải tham gia vào công đoàn không ạ?

      Trả lời: Theo Điều 170 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

      - Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

      - Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

      - Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

      Như vậy, việc gia nhập công đoàn là quyền tự do cũng như tự nguyện của người lao động. Do đó, người lao động có quyền tham gia hoặc không tham gia công đoàn.

      Bên cạnh đó, tại Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì người nước ngoài lao động tại Việt Nam là đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam. Do đó, NLĐ nước ngoài tại công ty chị không thuộc đối tượng kết nạp vào Công đoàn.

      NLĐ nước ngoài làm việc không có GPLĐ thì bị phạt bao nhiêu?

      Cho em hỏi, công ty em có sử dụng NLĐ nước ngoài, anh này cưới vợ Việt Nam nên bên em chưa làm giấy phép lao động cho anh này. Vậy có bắt buộc phải có giấy phép mới được làm không ạ? Nếu không có thì có bị phạt không?

      Trả lời: Theo Điều 154 Bộ luật lao động 2019 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trong đó:

      - Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

      - Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

      - Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

      - Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

      - Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

      - Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

      - Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      - Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

      - Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

      Như vậy, căn cứ quy định trên người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì không thuộc diện cấp Giấy phép lao động.

      Mặc dù, không phải làm thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

      Trân trọng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn