NLĐ sinh 1968 đóng 32 năm BHXH đã được nhận lương hưu? Ngừng việc do dịch có được đóng BHXH dựa trên mức lương HĐLĐ?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 09/03/2022

Theo quy định của pháp luật thì trường hợp NLĐ sinh 1968 đóng 32 năm BHXH đã được nhận lương hưu? Ngừng việc do dịch có được đóng BHXH dựa trên mức lương HĐLĐ? Cán bộ xã thuộc diện tinh giảm biên chế đã đóng BHXH được hơn 15 năm có được hưởng chế độ hưu trí không?

    • Ngừng việc do dịch có được đóng BHXH dựa trên mức lương HĐLĐ không?

      Em muốn hỏi em bị cách ly/phong tỏa phải ngừng việc. Trong thời gian đó, DN trả lương theo mức lương tối thiểu vùng cho những ngày ngừng việc, những ngày đi làm trả lương theo HĐLĐ thì mức lương đóng BHXH dựa vào mức lương nào? NLĐ ngừng việc trọn tháng thì DN đóng BHXH với mức lương nào? DN và NLĐ vẫn đóng BHXH trên mức lương HĐLĐ mà không phải mức lương hưởng trong thời gian ngừng việc có được không?

      Trả lời: Theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

      Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

      - Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

      - Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

      Thông tin chị đề cập là chị phải ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thì công ty sẽ phải đảm bảo nguyên tắc 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; từ ngày 15 trở đi sẽ do 2 bên thỏa thuận (có thể là cao hơn, thấp hơn).

      Và tại Khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017' onclick="vbclick('54F8F', '361148');" target='_blank'>Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

      Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

      Như vậy, nếu công ty cho NLĐ nghỉ làm mà được trả lương ngừng việc thì công ty vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Mức đóng BHXH sẽ được tính theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc.

      Ngoài ra, hiện theo quy định thì khi NLĐ ngừng việc sẽ đóng theo tiền lương mà NLĐ được hưởng trong thời gian ngừng việc; không có quy định theo trường hợp thỏa thuận về mức đóng. Cho nên, quan điểm của chúng tôi thì DN và NLĐ không được đóng dựa trên mức lương theo HĐLĐ. Tuy nhiên, chị có thể liên hệ với cơ quan BHXH để được hướng dẫn chi tiết.

      Cán bộ xã thuộc diện tinh giảm biên chế đã đóng BHXH được hơn 15 năm có được hưởng chế độ hưu trí không?

      Cho hỏi, tôi năm nay 50 tuổi, thuộc diện tinh giảm biên chế theo nghị định 108, tôi là cán bộ không chuyên trách cấp xã, công tác được hơn 15 năm thì có được hưởng chế độ hưu không? 15 năm này tôi có tham gia BHXH đủ. Xin cảm ơn.

      Trả lời: Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6CAED', '361148');" target='_blank'>Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP quy định về chính sách về hưu trước tuổi như sau:

      + Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động.

      Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu như sau:

      + Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

      Theo thông tin cung cấp, bạn năm nay 50 tuổi thuộc đối tượng tinh giảm biên chế và công tác được hơn 15 năm. Như vậy trong trường hợp này, vì bạn chỉ mới tham gia bảo hiểm xã hội được hơn 15 năm cho nên chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ hưu trí.

      Người lao động sinh 1968 đóng 32 năm BHXH đã đủ điều kiện nhận lương hưu chưa?

      Tôi là lao động nam, sinh năm 1968, tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội liên tục được 32 năm. Vậy theo quy định của pháp luật về lao động hiện nay đã đủ điều kiện hưởng lương hưu hay chưa?

      Trả lời: Theo Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu, trong đó:

      Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

      Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

      Bên cạnh đó, Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

      “Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

      1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

      b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

      c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

      d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

      Như vậy, đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì điều kiện để được hưởng lương hưu là phải đủ tuổi về hưu và đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên. Mà hiện nay tuy chú đã đóng bảo hiểm xã hội được 32 năm, nhưng hiện chú mới 53 tuổi, chưa đủ tuổi về hưu. Nên chưa đủ điều kiện nhận lương hưu.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn