Nơi làm việc được quy định như thế nào trong Bộ luật lao động 2019?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/12/2021

Nơi làm việc được quy định như thế nào trong Bộ luật lao động 2019? Nơi làm việc có bắt buộc phải có trong nội dung hợp đồng lao động? Mong sớm nhận hồi đáp thắc mắc nêu trên. 

    • Nơi làm việc được quy định như thế nào trong Bộ luật lao động 2019?
      (ảnh minh họa)
    • Nơi làm việc trong Bộ luật Lao động

      Trong Bộ luật lao động 2019, không có quy định cụ thể nơi làm việc là như thế nào. Nhưng theo cách hiểu thông thường thì nơi làm việc được hiểu là nơi người lao động thực hiện công việc trong thỏa thuận với người lao động khi ký kết hợp đồng lao động.

      Bên cạnh đó, vẫn có một số quy định liên quan đến nơi làm việc. Cụ thể như sau:

      Tại Điều 205 Bộ luật lao động 2019, có quy định về việc thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc. Như sau:

      Điều 205. Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc

      Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây:

      1. Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;

      2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa;

      3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa.

      Những trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc

      206. Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc

      1. Trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công.

      2. Sau khi người lao động ngừng đình công.

      Nơi làm việc có bắt buộc phải có trong nội dung hợp đồng lao động không?

      Nơi làm việc cũng phải được quy định trong Bộ luật lao động: Cụ thể nội dung hợp đồng lao động gồm:

      Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

      - Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

      - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

      - Công việc và địa điểm làm việc;

      - Thời hạn của hợp đồng lao động;

      - Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

      - Chế độ nâng bậc, nâng lương;

      - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

      - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

      - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

      - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

      Trân trọng.



    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn