Nộp đơn quá 45 ngày

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/09/2016

Nhờ luật sư  và các bạn tư vấn giúp mình ! Cty  mình đa phần là hợp đồng không xác định thời hạn. Do đó khi nộp đơn xin nghỉ việc thời gian chờ ra quyết định là ít nhất 45 ngày. Vây ở đây minh xin hỏi như sau: Vị trí công việc người A khi muốn nghỉ việc cần phải bàn giao (tính chất công việc phức tạp). Nhưng trong quá trình bàn giao chưa xong thì thời gian chờ hết (hết 45 ngày) thì người A đó có quyền tự nghỉ việc với lý do đã quá 45 ngày hay không. Mình đang lăn tăng chổ này. Không biết cty có thể yêu cầu người đó bàn giao xong việc được không? Mình cám ơn!

    • Khỏan 3 điều 37 Bộ luật lao động có quy định: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

      Khỏan 2 điều 47 Bộ luật lao động có quy định: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

      Như vậy, thời gian báo trứơc 45 ngày là quy định tối thiểu chứ không phải là tối đa. Trường hợp, ngườii sử dụng lao động chưa sắp xếp và bố trì bàn giao kịp và có đề nghị người lao động thêm thời gian thì người lao động cũng nên vui vẻ mà hợp tác chứ ko thể nói hết 45 ngày là tự ý nghỉ việc không cần biết gì khác vì như thế là ko đúng tinh thần quy định của pháp luật và tạo khó khăn cho người sử dụng lao động hoặc hai bên có thể vận dụng thời gian quy định tại khỏan 2 điều 47 và xem như đó là thời gian giải quyết bàn giao và thanh toán mọi trách nhiệm liên quan.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn