Phải đóng tiền cọc và nộp bằng gốc khi xin việc

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 12/09/2016

Chào luật sư và các thành viên của danluat. Tôi học ở TP HCM xong về quê xin việc. Tôi đã xin việc 2 chỗ. cả hai chỗ đều bắt đóng tiền cọc. Công ty thứ nhất thì lấy lý do giữ chân tránh nhân viên nhảy việc với hợp đồng thời hạn 3 năm. Công ty thứ hai thì đóng 2-3 triệu với lý do công ty giao tài sản như máy tính, đồ dùng làm việc nên phải đặt cọc để nếu có làm hư hỏng, mất mát thì lấy đó làm tiền trừ (Nhân viên làm việc thì phải có máy tính, thiết bị cho họ làm việc chứ!). Đồng thời thu bằng cấp gốc để tránh nhân viên nghỉ ngang mà không bàn giao trách nhiệm công việc. Họ nói nếu khi nào nghỉ thì họ trả lại. Quy định này là trái luật, chính họ cũng bảo là không đúng theo luật nhưng đây là thỏa thuận của công ty. Tôi đi xin việc nhiều nơi từ Sài Gòn lẫn ở quê chưa thấy chỗ nào làm đúng luật Lao động cả, chỗ thì như trên, chỗ thì thử việc 3 tháng hoặc hơn, chỉ cho hưởng lương thử việc 70%. Biết là trái luật nhưng cũng thể làm gì được họ, không đồng ý thì họ không tuyển. Mà nộp tiền với bằng gốc vào thì sợ lắm, nghe quỵt tiền lừa đảo nhiều nên tôi rất hoang mang. Tôi tính khi kí hợp đồng phải ghi hết các quy định ấy vào để sau này có gì bất trắc thì còn có bằng chứng mà đòi lại. Trong trường hợp này tôi nên thỏa thuận như thế nào, mà tôi thì đang rất cần việc làm vì đã ra trường gần 1 năm rồi :(

    • Chào em,

      Luật sư hoàn toàn thông cảm với những gì em trình bày và hiểu rằng đây là thực tế những gì đang diễn ra trong quan hệ lao động chứ không phải lúc nào cũng tốt đẹp như luật pháp quy định.

      Bộ luật lao động đã quy định các hành vi bị cấm là thu giữ bằng cấp bản chính của nguười lao động, yêu cầu người lao động đóng một khoản tiền như thế chân, cầm cố cho nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ lao động... đều là trái luật. Và luật sư cũng cho rằng, nếu cả hai bên đều biết là trái luật thì phải lập tức dừng lại, không được làm còn nếu vẫn làm là cố tình vi phạm pháp luật. Khi đã có những hành xử vi phạm pháp luật thì các hành xử, việc làm, giao dịch đó đều không có giá trị pháp lý.

      Đối với em là sinh viên mới ra trường đang khát khao có được việc làm nhưng em cũng đã được trang bị những kiến thức pháp luật nhất định nên đối với những đơn vị sử dụng lao động có hành hành xử trái luật như vậy thì nếu không thuyết phục họ đừng vi phạm pháp luật được thì cũng không nên nên vào đó làm để hậu quả ngày càng nặng nề hơn và thiệt hại về sau dĩ nhiên là ảnh hưởng đến người lao động nhiều nhất .

      Vậy nên, quyền quyết định và lựa chọn ngay từ ban đầu là ở em. Hãy sáng suốt lựa chọn cho mình một đơn vị sử dụng lao động đàng hoàng, tử tế, tuân thủ pháp luật và có mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Đừng vì áp lực phải có việc cho bằng được mà nhắm mắt đưa chân vào những nơi mà đúng lý ra mình phải tránh vào ngay từ ban đầu.

      Chúc em sớm tìm được một nơi làm việc như ý

      Thân mến

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn