Phải nộp hồ sơ gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trước khi hết hạn trong thời gian bao lâu?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 29/08/2022

Phải nộp hồ sơ gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trước khi hết hạn trong thời gian bao lâu? Có được cho thuê lại lao động làm công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại không? Trách nhiệm của Sở LĐTBXH trong hoạt động cho thuê lại lao động?

    • Phải nộp hồ sơ gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trước khi hết hạn trong thời gian bao lâu?

      Phải nộp hồ sơ gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trước khi hết hạn ít nhất bao lâu? Nhờ tư vấn.

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 1 Điều 26 Nghị định 145/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('70288', '373785');" target='_blank'>Điều 26 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:

      Doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải bảo đảm các quy định sau đây:

      a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;

      b) Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;

      c) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;

      d) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày hết hiệu lực của giấy phép ít nhất 60 ngày làm việc.

      Như vậy, theo quy định về gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày hết hiệu lực của giấy phép ít nhất 60 ngày làm việc.

      Có được cho thuê lại lao động làm công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại không?

      Cho tôi hỏi, NLĐ làm công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại có thể được cho DN khác thuê lại hay không?

      Trả lời:

      Căn cứ Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định những công việc được cho thuê lại lao động như sau:

      DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

      (Kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

      ________

      STT

      Công việc

      1

      Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký

      2

      Thư ký/Trợ lý hành chính

      3

      Lễ tân

      4

      Hướng dẫn du lịch

      5

      Hỗ trợ bán hàng

      6

      Hỗ trợ dự án

      7

      Lập trình hệ thống máy sản xuất

      8

      Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông

      9

      Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất

      10

      Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy

      11

      Biên tập tài liệu

      12

      Vệ sĩ/Bảo vệ

      13

      Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại

      14

      Xử lý các vấn đề tài chính, thuế

      15

      Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô

      16

      Scan, về kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất

      17

      Lái xe

      18

      Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển

      19

      Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí

      20

      Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay

      Căn cứ quy định nêu trên thì NLĐ làm công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại có thể được cho thuê lại.

      Trách nhiệm của Sở LĐTBXH trong hoạt động cho thuê lại lao động?

      Không rõ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong hoạt động cho thuê lại lao động? Nhờ hỗ trợ theo quy định mới nhất.

      Trả lời:

      Theo Điều 33 Nghị định 145/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('70288', '373785');" target='_blank'>Điều 33 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì trong hoạt động cho thuê lại lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

      1. Tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật về lao động, cho thuê lại lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn.

      2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động trên địa bàn.

      3. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo định ký 06 tháng và hằng năm về tình hình ký quỹ, cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn quản lý theo Mẫu số 10/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 7 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 01 năm sau.

      4. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Chương này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn