Phân biệt đối xử trong lao động là gì? Có bị xử phạt vì phân biệt đối xử trong lao động?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/01/2022

Tôi đi xin việc nhưng do tôi là người dân tộc thiểu số cho nên không được nhận vào làm, tôi muốn biết đây có phải hành vi phân biệt đối xử trong lao động hay không, pháp luật có cấm hành vi này không và thực hiện hành vi này có bị xử phạt không?

 

    • Phân biệt đối xử trong lao động là gì?

      Căn cứ Khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '358447');" target='_blank'>Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

      Như vậy, theo quy định như trên việc doanh nghiệp không tuyển dụng bạn vì lý do là người dân tộc thiểu số có thể được hiểu là hành vi phân biệt đối xử trong lao động.

      Pháp luật có cấm phân biệt đối xử trong lao động?

      Căn cứ Điều 8 Bộ luật này có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:

      - Phân biệt đối xử trong lao động.

      - Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

      - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

      - Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

      - Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

      - Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

      - Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

      Theo đó, hành vi phân biệt đối xử trong lao động là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm, cho nên các cá nhân, tổ chức không được thực hiện hành vi này.

      Phân biệt đối xử trong lao động bị xử phạt như thế nào?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

      Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật.

      Theo đó, doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử trong lao động với bạn có thể bị xử phạt với mức phạt là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn