Phụ cấp ưu đãi nghề và chế độ công tác phí là hai chế độ khác nhau

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/09/2016

Hiện nay em tôi đang công tác tại Trạm bảo vệ thực vật huyện, phụ cấp khu vực là 0,4. Tôi có một số chế độ chính sách chưa được rõ xin được hỏi: + Phụ cấp ưu đãi nghề (đối với ngành Bảo vệ thực vật) được tính như thế nào nếu có hệ số phụ cấp khu vực là 0,4? + Nếu đã được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề thì có được tính hưởng phụ cấp khu vực nữa hay không? Hiện nay cơ quan Chi cục bảo vệ thực vật ở địa phương tôi nói nếu được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề thì không được hưởng công tác phí nữa, có đúng như vậy không? + Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh trích lại 15% tiền phụ cấp nghề của cán bộ ở trạm, huyện để lại cho chi cục có đúng không?

    • Chế độ công tác phí và chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức là hai chế độ khác nhau được Chính phủ quy định tại hai văn bản khác nhau: Chế độ công tác phí được thực hiện theo Thông tư số 23 ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định: Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước bao gồm: tiền tầu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có). Các điều kiện để được thanh toán tiền công tác phí: Được thủ trưởng, cơ quan đơn vị cử đi công tác; thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định. Đối với các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/ tháng thì tuỳ theo từng điều kiện và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức tiền công tác phí khoán cho cán bộ đi công tác tối đa không quá 200.000đồng/ người/ tháng. Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với ngành Bảo vệ thực vật được thực hiện theo Quyết định số 132/2006 ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 64 ngày 25/8/2006 của Liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực là công chức, viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc, trực tiếp làm chuyên môn đã được xếp lương theo Nghị định 204 vào các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành bảo vệ thực vật… (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 09,10,110 thuộc biên chế trả lương trong các cơ quan sự nghiệp của Nhà nước. Cánh tính phụ cấp ưu đãi nghề được tính như sau: (Phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng) = (Mức lương tối thiểu chung) x (hệ số lương theo ngạch bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x (mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng). Phụ cấp ưu đãi dược trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT. Trường hợp công chức phụ trách địa bàn có nhiều mức phụ cấp ưu đãi khác nhau thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi cao nhất. Như luật sư đã trình bày thì hai chế độ phụ cấp ưu đãi chế độ công tác phí là hai chế độ khác nhau nên việc chị nêu việc Bảo vệ thực vật tỉnh giải thích (nếu được hưởng phụ cấp khu vực thì không được hưởng công tác phí) như vậy là không đúng quy định. Việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề chi trực tiếp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác chuyên môn (phụ cấp 20% áp dụng cho nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3). Việc Chi cục bảo vệ thực vật trích lại 15% là chưa đúng quy định.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Thông tư 23/2007/TT-BTC Tải về
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn