Quy định “học nghề, tập nghề” để làm việc cho người sử dụng lao động

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016

Vợ tôi và Công ty Honda có ký một bản hợp đồng đào tạo nghề. Vợ tôi là cử nhân kế toán đã có kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên do yêu cầu của Honda bắt buộc phải đào tạo nghề cho nhân viên mới trong vòng 4 tháng và vợ tôi được hưởng trợ cấp học nghề là 2.500.000 đồng/tháng. Ngoài ký kết hợp đồng đào tạo nghề, vợ tôi không ký kết bất cứ thỏa thuận nào với Công ty Honda, có nghĩa là vợ tôi chưa phải nhân viên của Công ty Honda (chưa ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có thời hạn). Trong các điều khoản của hợp đồng đào tạo nghề, Công ty Honda có quy định trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho công ty và bắt buộc phải làm việc trong vòng 2 năm. Xin hỏi trong trường hợp này, vợ tôi có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng như Điều 37 của Bộ luật Lao động quy định để không phải bồi thường chi phí đào tạo được không? Việc Công ty Honda chỉ ký hợp đồng đào tạo nghề như trên có đúng quy định trong việc sử dụng lao động không thưa luật sư?

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 61, Bộ luật Lao động năm 2012 về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ LĐ-TBXH quy định.

      Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

      Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định.

      Như vậy, Công ty Honda tuyển vợ của bạn vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình và ký kết hợp đồng đào tạo nghề, trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Việc ký kết hợp đồng lao động được thực hiện sau khi hoàn thành thời hạn học nghề, tập nghề.

      Ngoài ra, vợ của bạn chỉ được xem là người học nghề, người tập nghề, chứ không phải là người lao động vì hai bên chưa ký kết hợp đồng lao động. Bộ luật Lao động năm 2012 định nghĩa: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Do chưa có hợp đồng lao động nên vợ của bạn không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng (đào tạo nghề) căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động năm 2012 để không phải bồi thường chi phí đào tạo.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn