Quy định về công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/01/2017

Chào luật sư! Em muốn hỏi quy định quyền lợi và trách nhiệm của người phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty. Công ty em là Công ty quản lý đường sông có sản xuất sửa chữa cơ khí, sửa chữa nhỏ tàu sông vậy có bắt buộc phải có Tổ hay Ban an toàn lao động không ạ? Nếu thành lập thì có quy định về quyền và trách nhiệm của họ không?

    • Nội dung bạn hỏi được quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Theo đó:
      “Điều 3. Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
      1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.”
      “Điều 8. Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
      1. Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
      2. Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
      3. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
      4. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.
      5. Thi công công trình xây dựng.
      6. Đóng và sửa chữa tàu biển.
      7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
      8. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
      9. Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
      10. Tái chế phế liệu.
      11. Vệ sinh môi trường.”
      “Điều 9. Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
      1. Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
      2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
      3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
      4. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác với ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.”
      Do đó, hiện nay không có quy định về việc Tổ chức bộ phận an toàn - vệ sinh lao động (quy định tại Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT, đã hết hiệu lực). Bạn có thể căn cứ theo các quy định nêu trên để thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong công ty.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn