Quy định về tổ chức đánh giá điều kiện lao động? Phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động được quy định thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/05/2022

Quy định về tổ chức đánh giá điều kiện lao động? Phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động? Mong được giải đáp thắc mắc.

    • Quy định về tổ chức đánh giá điều kiện lao động

      Theo Điều 5 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức đánh giá điều kiện lao động như sau:

      Tổ chức đánh giá điều kiện lao động phải là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

      Phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động

      Theo Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH' onclick="vbclick('7C301', '363279');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động như sau:

      Thực hiện việc đánh giá, xác định điều kiện lao động theo quy trình sau:

      1. Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động.

      2. Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:

      a) Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi tắt là Phụ lục I).

      b) Bước 2: Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

      c) Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

      - Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6 (sáu) quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

      - Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 (một) điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 (một) điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.

      - Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 (một) điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.

      - Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.

      d) Bước 4: Tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức:

      Trong đó:

      Điểm trung bình cộng của các yếu tố.

      n: Số lượng yếu tố đã tiến hành đánh giá tại Bước 3 (n≥6)

      X1, X2,...Xn: Điểm của yếu tố thứ nhất, thứ hai,...,thứ n.

      đ) Bước 5: Tổng hợp kết quả vào phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình các yếu tố () như sau:

      - ≤ 1,01: Điều kiện lao động loại I;

      - 1,01 <≤ 2,22: Điều kiện lao động loại II;

      - 2,22 <≤ 3,37: Điều kiện lao động loại III;

      - 3,37 <≤ 4,56: Điều kiện lao động loại IV;

      - 4,56 <≤ 5,32: Điều kiện lao động loại V;

      - > 5,32: Điều kiện lao động loại VI.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn