Quy định về việc đào tạo bác sĩ nội trú

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/09/2016
Ông Hồ Quang Minh tốt nghiệp bác sỹ đa khoa tháng 6/2009, sau đó thi tuyển vào học Bác sĩ nội trú của trường Đại học Y Hà Nội khóa 34 (2009 - 2012). Hiện ông Minh là bác sĩ đang làm việc tại một Bệnh viện tuyến Trung ương ở TP. Hà Nội, Trước khi học, ông Minh được biết khi tốt nghiệp Bác sĩ nội trú (BSNT) sẽ được nhận 3 bằng là: BSNT, thạc sĩ và chuyên khoa I. Ngày 3/12/2010, ông Minh được tuyển dụng viên chức theo Quyết định số 4677QĐ-BYT của Bộ Y tế. Sau gần 2 năm học tập và làm việc không lương, tháng 10/2011, ông Minh được ký hợp đồng với bệnh viện được hưởng lương hợp đồng với hệ số 2,34. Sau ba năm học, ông Minh đã tốt nghiệp và chỉ được cấp bằng BSNT vào tháng 4/2013, không được nhận bằng thạc sĩ và chuyên khoa I. Sau khi tốt nghiệp, ông Minh tiếp tục ký hợp đồng làm việc với bệnh viện và hưởng bậc lương theo hệ đại học (2,34), không được hưởng lương theo bậc thạc sĩ (2,67). Đến nay ông Minh vẫn nhận mức lương với hệ số là 2,34, bệnh viện cũng ký hợp đồng với ông Minh theo mã ngạch Bác sĩ thường, không được xem như là thạc sỹ hoặc chuyên khoa I. Ông Minh đề nghị cơ quan chức năng giải đáp: Khi tốt nghiệp BSNT thì người học sẽ được cấp những bằng gì? Vì sao trường Đại học Y Hà Nội chỉ cấp bằng BSNT, còn Đại học Y Dược Thái Nguyên lại cấp thêm cả bằng thạc sĩ và chuyên khoa I? Hệ số lương của BSNT sau khi tốt nghiệp là bao nhiêu? Có chính sách gì ưu đãi cho BSNT sau 3 năm học hành và làm việc vất vả, đặc biệt là các chuyên ngành: Lao, tâm thần, lây, giải phẫu bệnh, pháp y không?
    • Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời ông Minh như sau:

      Về văn bằng, tại Khoản 2, Điều 16, Quyết định số 19/2006/QĐ-BYT ngày 4/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế đào tạo BSNT, đã ghi “Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Bác sĩ nội trú, bằng Chuyên khoa cấp I và được đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng Thạc sĩ”.

      Song học viên tốt nghiệp BSNT tại trường Đại học Y Hà Nội không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng Thạc sĩ Y học vì hàng năm chỉ tiêu đào tạo BSNT (đăng ký với Bộ Y tế) của trường nằm ngoài chỉ tiêu đào tạo Thạc sĩ (đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo).

      Trong khi đó học viên tốt nghiệp BSNT tại các trường khác được cấp bằng Thạc sĩ Y học vì chỉ tiêu đào tạo BSNT nằm trong chỉ tiêu đào tạo Thạc sĩ, đồng thời tổ chức tuyển sinh và đào tạo theo quy chế đào tạo Thạc sĩ và Quy chế đào tạo BSNT.

      Về chế độ ưu tiên đối với một số chuyên ngành, năm 2012, Bộ Y tế đã xây dựng đề án trình Chính phủ. Ngày 7/2/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 319/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020”. Hiện nay Đề án này đang được triển khai.

      Về thang bảng lương, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định: “Viên chức loại A1 (15) đối với ngạch bác sĩ: Trường hợp học nội trú khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào ngạch bác sĩ thì trong thời gian thử việc được hưởng lương thử việc tính trên cơ sở mức lương bậc 2 của ngạch bác sĩ; hết thời gian thử việc được bổ nhiệm vào ngạch bác sĩ thì được xếp lương bậc 2 của ngạch bác sĩ, thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày được bổ nhiệm vào ngạch bác sĩ”.

      Như vậy đơn vị sử dụng lao động cần xem xét lại việc trả lương cho trường hợp này.

      Theo Cổng thông tin Chính phủ

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn