Sau kỳ nghỉ thai sản lao động nữ trở lại làm việc có được ưu tiên thêm quyền lợi không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/08/2022

Sau kỳ nghỉ thai sản lao động nữ trở lại làm việc có được ưu tiên thêm quyền lợi không? Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi tôi sinh con bằng phương pháp sinh mổ thì khi đi làm lại tôi có được ưu tiên gì không? Khi bắt đầu đi làm lại mà sức khỏe tôi chưa được phục hồi như trước khi sinh con thì tôi có được nghỉ thêm nữa không?

Nhờ anh/chị tư vấn!

    • 1. Sau kỳ nghỉ thai sản lao động nữ trở lại làm việc có được ưu tiên thêm quyền lợi không?

      Căn cứ theo Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('70288', '372311');" target='_blank'>Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chế độ chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:

      1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

      2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ đang mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội.

      3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:

      a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;

      b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

      c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

      4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:

      a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

      b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

      c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

      5. Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

      6. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

      Trường hợp của bạn là lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

      Trường hợp bạn không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để bạn làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo hợp đồng lao động, bạn được trả thêm tiền lương theo công việc mà đã làm trong thời gian được nghỉ.

      Chế độ này sẽ chấm dứt khi con đủ 12 tháng tuổi.

      2. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định như thế nào?

      Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014' onclick="vbclick('3F674', '372311');" target='_blank'>Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

      1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

      Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

      2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

      a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

      b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

      c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

      3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

      Theo đó, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn