Sau nhập cảnh, người xuất khẩu lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/05/2022

Sau nhập cảnh, người xuất khẩu lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng có vi phạm pháp luật không? Nghĩa vụ của người xuất khẩu lao động là gì? Tôi dự tính đi xuất khẩu lao động Trung Quốc tháng tới, tôi có vài thắc mắc về việc xuất khẩu lao động như sau: Nếu tôi đến Trung Quốc nhưng ngày đầu đi làm tôi chưa thích nghi được thì nghỉ có được không? Và khi xuất khẩu lao động tôi có trách nhiệm gì không?

    • Sau nhập cảnh, người xuất khẩu lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
      (ảnh minh họa)
    • Sau nhập cảnh, người xuất khẩu lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

      Căn cứ Điểm đ Khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

      đ) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

      Và căn cứ Điều 47 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác như sau:

      1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

      2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động;

      b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng mà không phải do bị cưỡng bức lao động;

      c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.

      3. Biện pháp khắc phục hậu quả

      Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này.

      Theo đó, hành vi bạn không đến nơi làm việc theo quy định hợp đồng là hành vi vi phạm pháp luật và bạn sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và bị buộc về nước.

      Nghĩa vụ của người xuất khẩu lao động là gì?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

      2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:

      a) Tuẩn thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

      b) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;

      c) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

      d) Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;

      đ) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

      e) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

      g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;

      h) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

      i) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn