Thành viên hội đồng quản trị vào Việt Nam làm việc có cần xin cấp phép lao động không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/06/2022

Thành viên hội đồng quản trị vào Việt Nam làm việc có cần xin cấp phép lao động không? Thành viên hội đồng quản trị vào Việt Nam làm việc có cần xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động không? Công ty của tôi sắp tới sẽ có thành viên hội đồng quản trị là người nước ngoài sẽ vào Việt Nam để làm việc. Tôi muốn biết có cần phải xin cấp phép lao động cho người này không ạ?

    • Thành viên hội đồng quản trị vào Việt Nam làm việc có cần xin cấp phép lao động không?

      Căn cứ Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('446C5', '366132');" target='_blank'>Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

      Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

      1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

      2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

      3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

      4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.

      .....

      Như vậy, theo quy định như trên, thành viên hội đồng quản trị này của công ty bạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên thì sẽ không phải xin cấp phép lao động khi vào Việt Nam làm việc.

      Thành viên hội đồng quản trị vào Việt Nam làm việc có cần xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động không?

      Tại Điều 8 Nghị định này quy định về xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

      1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

      2. Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

      Trường hợp quy định tại khoản 4, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định này thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

      Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này. Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm.

      .....

      Theo đó, nếu thành viên hội đồng quản trị này của công ty bạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên thì sẽ không cần thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn