Thuê lại lao động rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại có được không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/04/2022

Thuê lại lao động rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại có được không? Doanh nghiệp của tôi có thuê lại 100 lao động của doanh nghiệp khác về để tăng cường sản xuất, tuy nhiên doanh nghiệp tôi đã tính toán sai và đã thuê dư 30 người. Doanh nghiệp tôi muốn cho doanh nghiệp khác thuê lại 30 người này có được không? Có bị phạt không?

    • Thuê lại lao động rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại có được không?
      (ảnh minh họa)
    • Thuê lại lao động rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại có được không?

      Căn cứ Điều 53 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '363683');" target='_blank'>Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động như sau:

      1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.

      2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

      a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

      b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

      c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

      3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

      a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

      b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

      c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

      4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

      Như vậy, theo quy định như trên, doanh nghiệp của bạn không được cho doanh nghiệp khác thuê lại lao động mà doanh nghiệp của bạn thuê dư.

      Cho doanh nghiệp khác thuê lại lao động do mình thuê lại bị phạt như thế nào?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:

      a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

      b) Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực;

      c) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

      d) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập;

      đ) Chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác;

      e) Sử dụng lao động thuê lại nhưng không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

      g) Sử dụng lao động thuê lại không thuộc một trong các trường hợp sau: đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

      Theo đó, nếu doanh nghiệp của bạn thực hiện việc cho thuê lại 30 lao động như kể trên thì có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn