Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm có tính phụ cấp chức vụ không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/05/2019

Xin chào, tôi có chút vấn đề thắc mắc như sau:

1. Tôi đang tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm. Tuy nhiên, ông A này có thêm phụ cấp chức vụ (trưởng phòng). Vậy khi tính trợ cấp thôi việc, mất việc có được tính cả phần phụ cấp chức vụ này không?

2. Ông A ký HĐLĐ từ ngày 01/11/2008 đến nay, tuy nhiên đóng BHTN từ 01/1/2009 nên chỉ có 2 tháng được tính trợ cấp. Theo Khoản 4 điều 8 TT47/2015/TT-BLĐTBXH thì dưới 18T sẽ được tính ít nhất bằng 2 tháng lương. Như vậy, tôi tính trợ cấp sẽ là 2 tháng x tiền lương

3. trợ cấp thôi việc và mất việc là 1 hay khi tính phải tính tách ra?

    • Thứ nhất, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì:

      "1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

      a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

      b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

      c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động."

      Tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định:

      "3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc."

      Do đó, khi tính trợ cấp thôi việc cho người lao động thì phải dựa trên tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Theo như phân tích ở trên thì tiền lương bao gồm các khoản phụ cấp chức vụ.

      Thứ hai, theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH thì:

      "4. Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm dưới 18 tháng thì trợ cấp mất việc làm của người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương."

      Ông A ký HĐLĐ từ ngày 01/11/2008 đến nay, tuy nhiên đóng BHTN từ 01/1/2009 theo đó, thời gian làm việc của ông A là 14 tháng. Nên ông A sẽ nhận được ít nhất 02 tháng tiền lương trợ cấp mất việc.

      Thứ ba, phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

      Trợ cấp mất việc: - Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thể bố trí công việc cho người lao động…Người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

      Trợ cấp thôi việc: Chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn, do hai bên thỏa thuận, do người lao động nghỉ hưu…

      Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc là hai khoản trợ cấp khác nhau. Tuy nhiên mức tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm, thôi việc.

      Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn