Trách nhiệm quản lý doanh nghiệp Công an nhân dân của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Công an nhân dân

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/09/2017

Trách nhiệm quản lý doanh nghiệp Công an nhân dân của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phan Văn Được, tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của công đoàn các cấp trong Công an nhân dân. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, trách nhiệm quản lý doanh nghiệp Công an nhân dân của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Công an nhân dân được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Phan Văn Được (vanduoc*****@gmail.com)

    • Trách nhiệm quản lý doanh nghiệp Công an nhân dân của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Công an nhân dân được quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2015/TT-BCA quy định về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, lao động hợp đồng và tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành. Cụ thể là:

      1. Tham gia với người đứng đầu doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách pháp luật, tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên công đoàn thực hiện chính sách pháp luật, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng liên quan đến đoàn viên công đoàn nhằm ổn định và phát triển doanh nghiệp.

      2. Tham gia với người đứng đầu doanh nghiệp về chủ trương phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật, bảo hộ lao động; xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, bảo vệ môi trường; tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên.

      3. Kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động; an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ; bảo vệ môi trường; kiến nghị người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ; trường hợp cần thiết, yêu cầu tạm dừng sản xuất để bảo đảm an toàn; cử cán bộ tham gia điều tra tai nạn lao động, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết hậu quả, xử lý sai phạm.

      4. Tham gia với người đứng đầu doanh nghiệp có chính sách bảo đảm việc làm, đời sống của đoàn viên công đoàn; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định; thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; chủ động triển khai, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo và các phong trào khác do Bộ Công an, công đoàn cấp trên phát động.

      5. Tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn.

      Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm quản lý doanh nghiệp Công an nhân dân của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Công an nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 24/2015/TT-BCA.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 10 Thông tư 24/2015/TT-BCA Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn