Trình tự, thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/08/2016

Tôi làm việc cho Công ty Minh Hải từ tháng 5/2014 (có ký hợp đồng lao động không thời hạn). Ngày 8/9/2015, giữa tôi và anh Nam (cùng làm cho Công ty Minh Hải) có xô xát và chỉ bị xử lý hành chính chứ không bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích. Phát hiện vụ việc Công ty Minh Hải đã ra quyết định kỷ luật tôi với hình thức sa thải. Tôi phản đối và yêu cầu được thương lượng với công ty vì cho rằng mình không rơi vào trường hợp được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải là “cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 126 – Bộ Luật Lao động nhưng Công ty Minh Hải không đồng ý. Vậy, tôi kính mong tư vấn giúp tôi về trình tự, thủ tục để tôi có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa mình và Công ty Minh Hải.

    • Trước tiên, mâu thuẫn giữa bạn và Công ty A lên quan đến việc công ty thực hiện quyết định kỷ luật đối với bạn với hình thức sa thải được coi là một tranh chấp lao động cá nhân. Như vậy, để giải quyết vấn đề trên, các bên liên quan cần tuân thủ và thực hiện đúng với quy định về giải quết tranh chấp lao động cá nhân được quy đinh trong Bộ luật Lao động.

      Khoản 6 Điều 194 Bộ luật Lao động quy định: “Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.”

      Khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động quy định: “Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
      a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
      b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
      c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
      d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
      đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

      Khoản 4 Điều 201 Bộ luật Lao động quy định: “Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

      Dựa vào những quy định trên, để giải quyết tranh chấp giữa bạn và Công ty Minh Hải cần tiến hành theo trình tự sau:

      Trước tiên, hai bên cần thương lượng để giải quyết tranh chấp. Nhưng như bạn trình bày, thì quá trình thương lượng giữa bạn và công ty đã không thành công. Nên hiện tại, bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết hoặc gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp ngay (vì tranh chấp lao động giữa bạn và Công ty Minh Hải rơi vào trường hợp không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa hòa giải viên lao động, quy định tại khoản 1 Điều 201 - Bộ Luật Lao Động).

      Trường hợp bạn lựa chọn biện pháp hoà giải thì hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng, đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét nếu hai bên không tự thỏa thuận được và lập biên bản hoà giải thành nếu hòa giải thành công. Nếu hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn 5 ngày làm việc từ khi nhận yêu cầu mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
      Trường hợp bạn lựa chọn biện pháp yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp ngay mà không qua biện pháp hòa giải viên lao động thì bạn có thể gửi đơn lên Tòa án nơi công ty bạn đóng trụ sở.

      Ngoài ra, bạn cần đặc biệt chú ý đến thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động để bảo vệ quyền lợi của mình. Điều 202 – Bộ Luật Lao Động đã quy định về vấn đề này, theo đó:

      “Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
      Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm”

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn