Tự ý nghỉ việc thì có bị phạt không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016

Tôi làm việc cho Công ty A tại quận Cầu Giấy, Hà Nội chính thức từ tháng 2/2011 và đã được ký hợp đồng không thời hạn. Đến đầu năm 2016, Công ty A chuyển đổi cơ chế hoạt động sang cơ chế khoán, theo đó sẽ có một số điều khoản mới như cách tính lương và doanh thu mới (khó đảm bảo thu nhập như cũ - cái này là do GD tự ban hành và ép nv thực hiện theo); giao chỉ tiêu buộc nhân viên phải tìm hợp đồng về cho công ty, nếu không hoàn thành chỉ tiêu sẽ bị trừ lương... Tôi không thấy thoải mái với cơ chế hoạt động mới này nên đã chủ động làm đơn xin nghỉ việc từ ngày 26/02/2016. Tôi đã bàn giao lại công việc theo đúng quy định của Công ty A. Tuy nhiên đến ngày 14/03/2016, dù chưa đủ 45 ngày kể từ ngày tôi nộp đơn xin nghỉ việc, tôi đã chính thức nghỉ viêcc tại Công ty A. Nhưng Giám đốc Công ty A không đồng ý cho tôi nghỉ việc và không giải quyết chuyện xin nghỉ việc của tôi. Do vậy tôi muốn hỏi: 1. Tôi sẽ có thể bị phạt những khoản phạt nào theo quy định của pháp luật hiện hành? 2. Đã có nhiều trường hợp nghỉ việc như tôi trước đây tại Công ty A, GĐ không thanh toán sổ Bảo hiểm và không cho nhân viên rút sổ BH ra. Nhiều trường hợp còn bị giữ bằng ĐH và các chứng chỉ gốc. Như vậy có đúng không? Tôi phải làm thế nào để có thể rút được sổ BH ra? 3. Trong trường hợp GĐ công ty A không cho tôi rút sổ BH ra, tôi nên đóng tiếp BH theo sổ BH đã có tại Công ty A hay làm sổ BH mới? Trân trọng cảm ơn

    • Nếu bạn không đưa ra lý do trong đơn xin nghỉ việc thì bạn phải báo trước ít nhất 45 ngày. Trong trường hợp này bạn đã vi phạm thời gian báo trước, dẫn tới việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật được quy định tại Điều 43 BLLĐ 2012:

      1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

      2. Bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.( trong trường hợp này bạn phải bồi thường 28 ngày lương cho công ty)

      Thứ hai, Nghĩa vụ của người lao động khi chấm dứt HĐLĐ được quy định tại Điều 47 BLLĐ 2012:

      2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

      3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

      Nếu công ty cố tình không trả sổ BH cho bạn thì bạn nên ra phòng LĐTBXH cấp huyện nơi bạn đang làm việc nhờ họ giải quyết.

      Ngoài ra việc công ty bạn giữ các bằng đại học, chứng chỉ gốc là trái pháp luật lao động Theo K1 Điều 20 BLLĐ: NSDLĐ không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết, thực hiên HĐLĐ.

      Thứ ba, nếu bạn không thể lấy lại được sổ BH thì bạn có thể làm thủ tục xin cấp lại sổ BH do mất sổ theo Điều 29 QĐ 959/QĐ-BHXH.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn