Về nước trước thời hạn kết thúc hợp đồng lao động

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/08/2016

Vào khoảng tháng 1 - 2012 mình có đặt cọc 5000usd cho một cty . Để được đi xuất khẩu lao động , và trong quá trình lao động mình có vi phạm hợp đồng và mình về nước trước thời hạn 2 tháng , vậy cho mình hỏi mình về cty có lấy lại Tiền đặt cọc không?

    • Theo quy định của Bộ luật dân sự thì đặt cọc là một biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự tuy nhiên trong quan hệ lao động thì không quy định về việc đặt cọc. Vì vậy, cần xem lại nội dung của thỏa thuận đó xem có hợp pháp không thỏa thuận đó là quan hệ lao động hay quan hệ dân sự ? Bạn cần kiểm tra lại toàn văn thỏa thuận đặt cọc đó để xem mục đích của việc đặt cọc đó là gì, bạn có vi phạm và bọi trừ tiền cọc hay không ? Nếu việc đặt cọc là không hợp pháp hoặc bạn không vi phạm thỏa thuận đó thì bạn được đòi lại tiền cọc. Nếu bên nhận cọc cố tình không trả tiền thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết theo pháp luật.

      Điều 8, Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ), quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động như sau:

      "1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;

      2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

      3. Cưỡng bức lao động;

      4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;

      5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

      6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật;

      7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật".

      Bộ luật Lao động, tại Điều 20 cũng quy định: Khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động hoặc yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Căn cứ quy định này, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động giao nộp bản chính chứng chỉ của người lao động hoặc yêu cầu người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng việc đặt tiền cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn