Xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Răng - Hàm - Mặt do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 12/03/2019

Hiện đang công tác tại phòng Chính sách của huyện. Có thắc mắc sau tôi mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Thắc mắc có nội dung như sau: Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Răng - Hàm - Mặt do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được xác định như thế nào?

    • Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Răng - Hàm - Mặt do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được xác định theo quy định tại Bảng 1 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:

      Tổn thương Răng – Hàm - Mặt

      Tỷ lệ (%)

      1. Xương hàm, gò má, cung tiếp và khớp thái dương - hàm

      1.1. Gãy xương hàm trên; gãy xương hàm dưới; gãy xương gò má, cung tiếp can tốt, không ảnh hưởng chức năng

      6 - 10

      1.2. Gãy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn

      21 - 25

      1.3. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can tốt

      16 - 20

      1.4. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn

      31 - 35

      1.5. Gẫy xương gò má cung tiếp can xấu

      16 - 20

      1.6. Mất một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)

      31 - 35

      1.7. Mất một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)

      1.7.1. Cùng bên

      41 - 45

      1.7.2. Khác bên

      51 - 55

      1.8. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới

      61

      1.9. Tổn thương xương hàm, khớp thái dương hàm gây dính khớp hạn chế há miệng

      1.9.1. Từ 1,5 đến 3cm

      21 - 25

      1.9.2. Dưới 1,5cm

      36 - 40

      2. Răng (tính cho răng vĩnh viễn)

      2.1. Mất một răng

      2.1.1. Mất răng cửa, răng nanh (số 1,2,3)

      1,5

      2.1.2. Mất răng hàm nhỏ (số 4,5)

      1,25

      2.1.3. Mất răng hàm lớn số 7

      1,5

      2.1.4. Mất răng hàm lớn số 6

      2,0

      2.2. Mất từ 2 đến 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ theo Mục 2.1

      Ghi chú: Nếu không lắp được răng giả tỷ lệ nhân đôi.

      Nếu đã lắp răng giả tỷ lệ tính bằng 50% mất răng

      2.3. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm

      15 - 18

      2.4. Mất toàn bộ một hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả hai hàm

      21 - 25

      2.5. Mất toàn bộ răng hai hàm

      31

      3. Phần mềm

      Khuyết hổng lớn ở xung quanh hốc miệng, tổn thương mũi, má nhưng chưa được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói

      51 - 55

      4. Lưỡi

      4.1. Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, ảnh hưởng đến ăn, nói

      6 - 10

      4.2. Mất một nửa đến hai phần ba lưỡi

      31 - 35

      4.3. Mất ba phần tư lưỡi, kể từ đường gai chữ V trở ra (còn gốc lưỡi)

      51 - 55

      5. Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt

      5.1. Gây hậu quả khô miệng

      21 - 25

      5.2. Gây rò kéo dài

      26 - 30

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn