Xử phạt vi phạm về giao kết hợp đồng lao động

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Em trai tôi vừa được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty A. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng lao động không được lập thành văn bản và Công ty A. còn yêu cầu giữ lại bản chính văn bằng, chứng chỉ của em tôi để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Xin hỏi quý báo, việc làm này của doanh nghiệp có bị coi là vi phạm hành chính không? Nếu có, việc xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này được pháp luật quy định như thế nào? Nguyễn Thị Nga (Quận Hoàng Mai, Hà Nội)
    • - Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 quy định: "1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói". Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-8-2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định: "1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng…". Theo đó, nếu Công ty A. giao kết hợp đồng lao động với em của bạn đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng mà không được lập thành văn bản, thì hành vi đó có thể xem xét là hành vi vi phạm hành chính. Căn cứ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP thì nếu người sử dụng lao động (Công ty A.) có hành vi vi phạm nêu trên đối với em của bạn (một người lao động) thì có thể bị phạt tiền với mức từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định.

      Một trong các hành vi mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là "Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động" (Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2012). Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định: "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động…". Theo đó, hành vi giữ bản chính văn bằng, chứng chỉ đối với người lao động của Công ty A. có thể xem xét là hành vi vi phạm hành chính và bị phạt tiền với mức phạt như quy định đã nêu. Ngoài ra, căn cứ điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP thì hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại bản chính văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn