Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 21/11/2022

Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng như thế nào? Ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng có chức trách như thế nào? Nhiệm vụ của ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi theo quy định mới nhất của luật.

    • 1. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng như thế nào?

      Tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-NHNN' onclick="vbclick('7D2A7', '381640');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng như sau:

      a) Hiện đang giữ ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng, có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng thì thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;

      b) Trong thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:

      Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

      Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành, cấp tỉnh hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì xây dựng báo cáo thẩm định, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật.

      2. Ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng có chức trách như thế nào?

      Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-NHNN' onclick="vbclick('7D2A7', '381640');" target='_blank'>Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định chức trách của ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng như sau:

      Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo hoặc chủ trì thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

      3. Nhiệm vụ của ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng như thế nào?

      Tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-NHNN' onclick="vbclick('7D2A7', '381640');" target='_blank'>Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định nhiệm vụ của ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng như sau:

      a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc cơ chế, quy chế, chương trình, kế hoạch về kiểm soát, kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ được giao; tổ chức thực hiện việc kiểm soát, kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ được giao;

      b) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán những lĩnh vực được phân công; kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót đối với các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật về các kiến nghị, đề xuất của mình;

      c) Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;

      d) Chỉ đạo hoạt động kiểm toán và kiểm soát; phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác kiểm soát, kiểm toán; kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các cơ chế, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước và cơ chế hoạt động ngân hàng;

      đ) Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước, các cơ chế, quy chế về hoạt động ngân hàng; nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;

      e) Tham gia xây dựng nội dung, biên soạn tài liệu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các Kiểm soát viên ngân hàng và người làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn