Chỉ đạo ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ nào khi kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/09/2019

Liên quan đến công tác kỷ luật đảng ban biên tập cho tôi hỏi. Chỉ đạo ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ nào khi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng?

    • Tại Điều 3 Quy định 195-QĐ/TW năm 2019 về chỉ đạo của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với ủy ban kiểm tra cấp dưới trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định:

      1. Về kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, tập trung vào những vi phạm suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, lĩnh vực nhạy cảm, quan trọng.

      2. Về kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, xem xét, kiểm tra lại kết luận, thông báo, quyết định của tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng khi phát hiện có nội dung sai trái.

      3. Về giám sát tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý trong việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện trách nhiệm nêu gương và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

      4. Về xem xét, xử lý kỷ luật đảng

      4.1. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật theo thẩm quyền.

      4.2. Xem xét, xử lý những trường hợp có dấu hiệu dung túng, bao che hoặc bỏ lọt vi phạm.

      4.3. Chuyển hồ sơ vụ việc lên ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, xử lý khi có căn cứ cho thấy ủy ban kiểm tra cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

      5. Giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật của Đảng

      5.1. Về giải quyết tố cáo

      a) Giải quyết tố cáo theo thẩm quyền khi phát hiện ủy ban kiểm tra cấp dưới có biểu hiện trì hoãn hoặc không giải quyết.

      b) Giải quyết tố cáo đối với trường hợp người tố cáo rút đơn, nhưng phát hiện việc rút đơn là do bị ép buộc, đe dọa, bị lừa dối, mua chuộc hoặc nội dung tố cáo có cơ sở để giải quyết.

      c) Chuyển đơn tố cáo lên ủy ban kiểm tra cấp trên để xem xét, giải quyết khi phát hiện việc giải quyết vượt quá thẩm quyền của ủy ban kiểm tra cấp dưới hoặc có hiện tượng bỏ lọt, không xem xét, giải quyết.

      5.2. Về giải quyết khiếu nại

      a) Yêu cầu giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền khi phát hiện ủy ban kiểm tra cấp dưới có biểu hiện trì hoãn hoặc không giải quyết.

      b) Xem xét quyết định giải quyết khiếu nại của ủy ban kiểm tra cấp dưới khi phát hiện có vi phạm về nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền.

      6. Về kiểm tra tài chính đảng

      6.1. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới, của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp và kiểm tra tài chính của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc.

      6.2. Ủy ban kiểm tra cấp dưới yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi, xử lý tiền, tài sản vi phạm theo quy định của Đảng và Nhà nước.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 3 Quy định năm 2019 195-QĐ/TW Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn