Công nhận dòng, giống vật nuôi mới do người nông dân tạo ra như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/12/2022

Công nhận dòng, giống vật nuôi mới do người nông dân tạo ra như thế nào? Đặt tên dòng, giống vật nuôi mới theo tên riêng được không? Quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi?

Chào anh/chị, tôi là nông dân. Gần đây tôi có thử thực thực hiện lai tạo một số gia súc trong khuôn viên nông trại của tôi và tạo ra một giống vật nuôi mới, sở hữu nhiều ưu thế hơn so với giống cũ. Giờ tôi muốn được công nhận giống vật nuôi mới này để tiện cho việc phối giống và kinh doanh thì làm sao ạ? Tôi muốn đặt tên giống vật nuôi mới theo tên của tôi có được không ạ?

Mong anh/chị tư vấn!

    • 1. Công nhận dòng, giống vật nuôi mới do người nông dân tạo ra như thế nào?

      Theo Điều 30 Luật Chăn nuôi 2018' onclick="vbclick('563DA', '383324');" target='_blank'>Điều 30 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc công nhận dòng, giống vật nuôi mới như sau:

      1. Hồ sơ công nhận dòng, giống vật nuôi mới bao gồm:

      a) Đơn đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới, ghi rõ tên dòng, giống vật nuôi, nguồn gốc, xuất xứ;

      b) Kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

      2. Việc công nhận dòng, giống vật nuôi mới được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

      a) Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới gửi 01 bộ hồ sơ bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

      Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

      b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ. Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận dòng, giống vật nuôi mới; trường hợp không đạt yêu cầu phải nêu rõ lý do.

      Trên đây là quy định của pháp luật về việc công nhận dòng giống vật nuôi mới.

      Nếu bạn muốn được công nhận giống vật nuôi mới của mình, bạn phải nộp bộ hồ sơ công nhận dòng, giống vật nuôi mới đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hồ sơ giấy hoặc bản điện tử), sau đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiểm tra hồ sơ và tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ra quyết định công nhận dòng, giống vật nuôi mới.

      2. Đặt tên dòng, giống vật nuôi mới theo tên riêng được không?

      Theo Điều 29 Luật Chăn nuôi 2018' onclick="vbclick('563DA', '383324');" target='_blank'>Điều 29 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về nguyên tắc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới như sau:

      1. Mỗi dòng, giống vật nuôi mới chỉ được đặt một tên phù hợp bằng tiếng Việt.

      2. Việc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới phải bảo đảm không thuộc trường hợp sau đây:

      a) Trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên dòng, giống vật nuôi đã được công nhận;

      b) Chỉ bao gồm chữ số;

      c) Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

      d) Trùng với cách đọc hoặc cách viết tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân;

      đ) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

      Trên đây là quy định của pháp luật về nguyên tắc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới.

      Theo đó, nếu bạn muốn đặt tên giống vật nuôi mới phải đảm bảo được các nguyên tắc trên. Việc đặt theo tên riêng của bạn phải đảm bảo không trùng với giống vật nuôi đã được công nhận, trùng với tên các lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân;….

      3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi?

      Theo Điều 31 Luật Chăn nuôi 2018' onclick="vbclick('563DA', '383324');" target='_blank'>Điều 31 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi như sau:

      1. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền sau đây:

      a) Được thực hiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;

      b) Được thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

      c) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;

      d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;

      đ) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      2. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có nghĩa vụ sau đây:

      a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở khảo nghiệm trong quá trình hoạt động;

      b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện khảo nghiệm, kiểm định;

      c) Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường;

      d) Lưu hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm, kiểm định;

      đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      Trên đây là quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn