Di sản văn hoá vật thể là gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/12/2021

Tôi có thắc mắc như sau: Liên quan tới di sản văn hóa, không biết là di sản văn hóa vật thể là gì? Và di sản văn hóa phi vật thể là gì?

    • 1. Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định như sau:

      Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

      2. Di sản văn hóa vật thể là gì?

      Theo Khoản 2 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 thì di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

      3. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích sau:

      - Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;

      - Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

      - Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

      4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa

      - Những hành vi làm sai lệch di tích:

      + Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;

      + Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

      - Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

      + Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;

      + Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

      + Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.

      - Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:

      + Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;

      + Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn