Động tác khám súng tiểu liên AK khi mang súng trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/06/2018

Động tác khám súng tiểu liên AK khi mang súng trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Hồng Biên sinh sống và làm việc tại Tây Ninh, sắp tới tôi tình nguyên nhập ngũ để trở thành một chiến sĩ Công an nhân dân, nên tôi có tìm hiểu trước về Điều lệnh đội ngũ Công an, tuy nhiên vẫn chưa hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Động tác khám súng tiểu liên AK khi mang súng trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

    • Động tác khám súng tiểu liên AK khi mang súng được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 27 Thông tư 18/2012/TT-BCA' onclick="vbclick('21DA7', '244846');" target='_blank'>Điểm a Khoản 3 Điều 27 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:

      - Động tác khám súng

      + Khẩu lệnh “KHÁM SÚNG”;

      + Động tác: Làm 3 cử động

      Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay, đồng thời chân trái bước lên 1 phần 2 bước, đặt mũi bàn chân chếch sang phải 15 độ (0); lấy mũi bàn chân phải làm trụ xoay gót để cho thân người chếch về bên phải 45 độ (0); tay phải đưa súng lên trước, cánh tay cong tự nhiên đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới thước ngắm (nắm cả dây súng); nòng súng chếch lên 45 độ (0), báng súng nằm sát hông bên phải;

      Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay nắm hộp tiếp đạn, lòng bàn tay quay về trước, hộ khẩu tay nắm sau sống hộp tiếp đạn, bốn ngón con khép lại nắm bên phải hộp tiếp đạn, dùng ngón tay cái hoặc hộ khẩu tay phải ấn lẫy giữ hộp tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn ra, chuyển sang tay trái giữ, ngón tay giữa và ngón thứ tư kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay, miệng hộp tiếp đạn hướng vào người, sống hộp tiếp đạn hướng xuống dưới; tay phải đưa về gạt cần điều khiển về vị trí bắn rồi nắm lấy tay cầm;

      Cử động 3: Khi người kiểm tra đến bên phải phía sau, kết hợp hai tay đưa súng lên tì đế báng súng vào thắt lưng bên phải trước bụng, tay phải đưa lên nắm tay kéo bệ khóa nòng (nắm như súng trường) và kéo khóa nòng về sau hết cỡ, đồng thời hơi nghiêng mặt súng sang trái. Người kiểm tra hô “ĐƯỢC” thì thả tay kéo bệ khóa nòng, bóp chết cò, gạt cần điều khiển về vị trí an toàn, lấy hộp tiếp đạn lắp vào súng, đưa tay phải về nắm tay cầm; hai tay đưa báng súng về sát hông bên phải (hình 16).

      Trường hợp không có người kiểm tra thì cán bộ, chiến sĩ tự động thực hiện các cử động khám súng, thực hiện xong chờ lệnh người chỉ huy.

      - Động tác khám súng xong

      + Khẩu lệnh: “KHÁM SÚNG XONG”;

      + Động tác: Làm 3 cử động

      Cử động 1: Lấy mũi bàn chân phải làm trụ, xoay gót về vị trí cũ; chân trái đưa về đặt sát chân phải, đồng thời hai tay xoay mũi súng xuống dưới (khi xoay tay trái hơi lỏng ra để quay hộ khẩu tay lên trên);

      Cử động 2: Tay phải rời tay cầm, nắm dây súng cách khâu đeo ở báng súng 30 cen-ti-mét (cm), bàn tay phải nắm dây súng như khi đứng nghiêm mang súng tiểu liên, nắm tay phải cách thân người 10 cen-ti-mét (cm);

      Cử động 3: Dùng sức đẩy của tay trái và sức xoay của tay phải đưa súng ra phía sau, quàng dây súng vào vai phải, về tư thế đứng nghiêm.

      Hình 16: Cử động 3 khám súng tiểu liên

      Trên đây là nội dung tư vấn về động tác khám súng tiểu liên AK khi mang súng trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 18/2012/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn