Khi nào phải gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y? Nhãn thuốc thú y không đúng quy định thì bị thu hồi và tiêu hủy?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/11/2022

Khi nào phải gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y? Nhãn thuốc thú y không đúng quy định thì bị thu hồi và tiêu hủy? Trên nhãn thuốc thú y phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y”?

    • Khi nào phải gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y? Nhãn thuốc thú y không đúng quy định thì bị thu hồi và tiêu hủy?
      (ảnh minh họa)
    • Khi nào phải gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y?

      Cho tôi hỏi, chứng chỉ hành nghề thú y của tôi còn hơn 1 tháng nữa hết hạn. Vậy bây giờ tôi đi xin gia hạn được chưa ạ? Giả sử tôi không gia hạn, đến ngày chứng chỉ hành nghề hết hạn mà tôi vẫn khám bệnh cho chó mèo thì có bị phạt không ạ? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?

      Trả lời:

      Theo Điểm a Khoản 5 Điều 109 Luật thú y 2015 ' onclick="vbclick('44F10', '381457');" target='_blank'>Điều 109 Luật thú y 2015 có quy định:

      Cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trước khi hết hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ bao gồm đơn đăng ký gia hạn, Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, Giấy chứng nhận sức khỏe.

      Theo quy định này nếu bạn có nhu cầu gia hạn thì bạn phải làm thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y trước khi hết hạn 30 ngày.

      Theo thông tin bạn cung cấp thì chứng chỉ hành nghề của bạn còn hơn 1 tháng nữa hết hạn, cho nên bây giờ bạn có thể làm thủ tục gia hạn được rồi.

      Trường hợp chứng chỉ hành nghề của bạn hết hạn mà bạn vẫn khám bệnh cho chó mèo thì sẽ bị phạt theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP.

      Cụ thể Khoản 3 Điều 41 có quy định:

      Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.

      Mức phạt này áp dụng cho cá nhân vi phạm (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5213E', '381457');" target='_blank'>Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).

      Cho nên nếu bạn vẫn khám bệnh cho chó mèo khi Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

      Nhãn thuốc thú y không đúng quy định thì bị thu hồi và tiêu hủy?

      Có phải thuốc thú y không bảo đảm về nhãn thuốc thì sẽ bị thu hồi và tiêu hủy không? Hay chỉ cần sửa lỗi sai nhãn thuốc cho đúng quy định là được?

      Trả lời:

      Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 105 Luật thú y 2015' onclick="vbclick('44F10', '381457');" target='_blank'>Điều 105 Luật thú y 2015 có quy định nhãn thuốc thú y không đúng quy định tại Điều 103 của Luật này thì sẽ bị thu hồi.

      Và Điểm d Khoản 3 Điều 105 Luật thú y 2015' onclick="vbclick('44F10', '381457');" target='_blank'>Điều 105 Luật thú y 2015 cũng quy định biện pháp xử lý thuốc thú y bị thu hồi đó là khắc phục lỗi ghi nhãn thuốc thú y.

      Đồng thời Điểm c Khoản 1 Điều 40 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4D66C', '381457');" target='_blank'>Điều 40 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT cũng có quy định rõ hơn về cách xử lý thuốc thú y bị thu hồi trong trường hợp nhãn thuốc thú y không đúng quy định, cụ thể:

      Thu hồi, khắc phục lỗi ghi nhãn đối với thuốc thú y có nhãn không đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

      Như vậy, từ các quy định trên thì thuốc thú y không đảm bảo quy định về nhãn thuốc thì sẽ bị thu hồi và khắc phục lỗi ghi nhãn thuốc.

      Ngoài ra cũng không có quy định nào buộc tiêu hủy thuốc khi nhãn thuốc không đúng quy định. Cho nên nếu không thuộc trường hợp buộc tiêu hủy thuốc thú y thì việc nhãn thuốc không đúng quy định chỉ buộc phải khắc phục lỗi nhãn ghi.

      Trên nhãn thuốc thú y phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y”?

      Cho mình hỏi có phải trên nhãn thuốc thú y bắt buộc phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y” đúng không? Có trường hợp nào ngoại lệ không?

      Trả lời:

      Theo quy định tại Khoản 3 Điều 103 Luật thú y 2015 ' onclick="vbclick('44F10', '381457');" target='_blank'>Điều 103 Luật thú y 2015 thì nhãn thuốc thú y lưu hành trên thị trường phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y”.

      Như vậy về nguyên tắc thì nhãn thuốc thú y phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y”.

      Tuy nhiên, Điều 23 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT ' onclick="vbclick('4D66C', '381457');" target='_blank'>Điều 23 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT cũng có quy định những loại thuốc thú y phải ghi nhãn như sau:

      1. Thuốc lưu thông trong nước; thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định tại Thông tư này, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 2 của Điều này.

      2. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu thuốc của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn theo hợp đồng mua bán và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu thuốc được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của thuốc, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

      Theo quy định này thì trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu thuốc của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn theo hợp đồng mua bán và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu thuốc thực hiện theo hợp đồng đã thỏa thuận. Trường hợp này việc ghi nhãn thuốc thú y không bắt buộc.

      Cho nên nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu thuốc của Việt Nam không yêu cầu ghi nhãn thuốc thú y phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y” thì bên xuất khẩu thuốc không phải ghi dòng chữ này lên nhãn thuốc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn