Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang làm việc tạo chi cục thủy sản. Tôi có một thắc mắc mong được Ban biên tập tư vấn. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Ngọc Huyền (huyen****@gmail.com)

    • Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan được quy định tại Điều 17 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản như sau:

      1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 của Thông tư này đến Cục Thú y. Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

      2. Cục Thú y gửi văn bản đồng ý kiểm dịch bằng thư điện tử cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

      3. Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Thông tư này cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

      4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa nhập vào kho ngoại quan như sau:

      a) Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển để chủ hàng vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan;

      b) Tại kho ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng lô hàng, xác nhận để chủ hàng nhập hàng vào kho ngoại quan.

      5. Trước khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan chủ hàng phải gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch đế cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định sau đây:

      a) Đối với sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này;

      b) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu sang nước khác hoặc tàu du lịch nước ngoài hồ sơ theo quy tại Khoản 5 Điều 4 của Thông tư này;

      c) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước hồ sơ theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 của Thông tư này.

      6. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan như sau:

      a) Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 14 của Thông tư này đối với sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;

      b) Thực hiện theo quy định tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 13 của Thông tư này đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước;

      c) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3 và Điểm a, b Khoản 5 Điều 11 của Thông tư này; lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có) đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu;

      d) Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao chụp vào hồ sơ kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng.

      Trên đây là quy định về Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn