Phép thử quy trình A về quần áo bảo vệ chống nhiệt lửa

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/10/2019

Tôi đang tìm hiểu quy chuẩn liên quan đến quần áo bảo vệ chống nhiệt lửa, cho hỏi: Phép thử quy trình A về quần áo bảo vệ chống nhiệt lửa được quy định như thế nào? Cảm ơn!

    • Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 37:2019/BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 01/04/2020) về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa thì nội dung này được quy định như sau:

      a) Khi thử theo TCVN 7205: 2002 Quần áo bảo vệ- quần áo chống nóng và chống cháy- phương pháp thử làm truyền cháy có giới hạn Quy trình A, mẫu thử gồm cả đường may được lấy từ trang phục một lớp, phải đáp ứng các yêu cầu sau:

      - Không có mẫu nào bị cháy hết đầu hoặc mép;

      - Không bị có lỗi trên mẫu;

      - Không có mẫu nào bị nóng chảy hoặc cháy hoặc có mảnh vụn nóng chảy;

      - Giá trị trung bình của thời gian cháy hoàn toàn phải ≤ 2s;

      - Giá trị trung bình của thời gian tàn cháy phải ≤ 2s.

      Đối với các đường may, thử ba mẫu có chứa đường may chính. Các mẫu phải được lấy theo hướng có đường may chạy chính giữa mẫu thử sao cho ngọn lửa của dụng cụ đốt chạm trực tiếp vào đường may. Đường may phải còn nguyên vẹn.

      b) Trong trường hợp trang phục có nhiều lớp, mẫu thử của tổ hợp bộ phận có chứa đường may phải được thử cả tổ hợp bộ phận và đường may bằng cách cho ngọn lửa tác dụng lên bề mặt vật liệu ngoài của trang phục và lên lớp lót trong cùng của trang phục, không có mẫu nào bị có lỗ ngoại trừ lớp lót trong được sử dụng để bảo vệ riêng không phải để bảo vệ chống nhiệt.

      c) Phần cứng như khóa dán và khóa kéo (móc khóa và chốt, răng) v.v., xem có hở ra hoặc che kín hay không khi tất cả các hệ thống bao kín của trang phục ở vị trí đóng, phải được thử riêng bằng cách cho ngọn lửa thử tác dụng lên mặt ngoài của tổ hợp bộ phận có chứa phần cứng đúng như thiết kế trong trang phục. Phần cứng phải giữ lại đúng chức năng sau khi thử.

      d) Nhãn, phù hiệu và các vật liệu phản quang..., gắn ở mặt ngoài cùng của trang phục, phải được thử cùng với lớp ngoài để có thể lấy mẫu có kích thước. Các chi tiết này phải được thử bằng cách cho ngọn lửa tác dụng lên mặt ngoài. Các chi tiết này phải có diễn thái chống cháy tương tự như lớp ngoài của trang phục.

      Cảm ơn!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn