Tàu Trung Quốc bị Việt Nam bắt giữ sẽ bị xử lý như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/12/2016

Tàu Trung Quốc bị Việt Nam bắt giữ sẽ bị xử lý như thế nào?

    • Như thông tin báo Tuổi Trẻ đã đăng tải ngày 3/4, thiếu tá Phạm Đình Thành – Phó Hải đội 2, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng cho biết, chiếc tàu Trung Quốc bị phát hiện, bắt giữ khi đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát hoạt động nghề cá tại khu vực đánh bắt chung trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ.

      Khi phát hiện 5 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam, lực lượng tuần tra đã lập biên bản, nhắc nhở. Sau đó, tổ tuần tra tiếp tục phát hiện chiếc tàu vỏ thép có biểu hiện lạ.

      Thấy lực lượng chấp pháp của Việt Nam, chiếc tàu trên bỏ chạy. Thiếu tá Thành chỉ huy biên đội 1 gồm 2 tàu truy đuổi. Sau khoảng 10 phút, tàu của ta đã cập vào được mạn tàu Trung Quốc để các chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra.

      Các thuyền viên trên tàu Trung Quốc không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hơn 100.000 lít dầu DO. Họ thừa nhận đây là tàu chuyên làm nhiệm vụ tiếp tế nhiên liệu cho các tàu cá Trung Quốc hoạt động trên vùng biển của Việt Nam.

      Tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam

      Vị trí xảy ra vụ việc xác định được chiếc tàu Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm sâu trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc đã có sự phân định rõ ràng ranh giới trên biển theo Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh. Theo hiệp định này xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ được thực thi theo sự thỏa thuận và công nhận của các bên. Việc các tàu cá Trung Quốc đánh bắt, vận chuyển, thực hiện các hành vi tiếp tế cho hành động đánh bắt trái phép trong vùng biển Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền là vi phạm Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 và Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982.

      Theo đó, những tàu của Trung Quốc chỉ có quyền tự do qua lại không gây hại theo điều 17 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Không gây tổn hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay các lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển.

      Vùng biển mà các tàu cá Trung Quốc vi phạm thuộc chủ quyền quốc gia trên biển và quyền chủ quyền của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam có toàn quyền thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Bất cứ sự vi phạm nào đều có thể chịu sự tài phán của quốc gia bị vi phạm theo đúng những quy định thích hợp của Công ước.

      Như vậy, hành vi nêu trên của tàu cá Trung Quốc là sự vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển và còn uy hiếp tự do hàng hải, tự do đánh bắt thủy hải sản.

      Giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị

      Về nguyên tắc xử lý đã được áp dụng: Đối với những tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và mắc các lỗi như không treo quốc kỳ, không ghi nhật ký đánh bắt, không có giấy tờ tùy thân và bằng cấp chứng chỉ hành nghề hay phương tiện không được đăng kiểm…, thông thường chỉ lập biên bản cảnh cáo, phóng thích ngay trên biển. Riêng với chiếc tàu chở dầu của Trung Quốc lần này, do mắc nhiều lỗi khác nhau nên lực lượng chấp pháp phải truy bắt để điều tra làm rõ.

      Hành vi trên đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản trong tự do hàng hải, tự do khai thác đánh bắt thủy sản theo pháp luật Quốc tế, nên Việt Nam có quyền áp dụng quyền tài phán.

      Tuy nhiên, theo quy định tại điều 2 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) thì “Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công dân nước thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập thì được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế đó.”.

      Như vậy cần ưu tiên áp dụng quy định của Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ mà hai nước đã ký kết hoặc Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc để giải quyết. Trong hiệp định này nêu rõ: “Mọi tranh chấp giữa hai Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này phải được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị.”

      Theo dõi trang Vì Công Lý để cập nhật những tin tức mới nhất và những giải đáp kịp thời về mặt pháp lý đối với nhiều vụ việc gây xôn xao dư luận hiện nay.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn