Tiêu huỷ vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự tại Pháp lệnh 2004

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/10/2018

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thanh Mai, tìm hiểu về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự. Có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Việc tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự tại Pháp lệnh 2004 được quy định ra sao?

    • Tiêu huỷ vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự tại Pháp lệnh 2004 được quy định tại Điều 36 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004' onclick="vbclick('CA80', '264148');" target='_blank'>Điều 36 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, cụ thể như sau:

      - Việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

      + Vật chứng, tài sản phải tiêu huỷ theo bản án, quyết định của Toà án;

      + Tài sản mà bản án, quyết định tuyên trả cho đương sự, tài sản kê biên, thu giữ bị hư hỏng và không còn giá trị mà đương sự không nhận;

      + Tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 54 của Pháp lệnh này.

      - Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ tài sản gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên môn tham gia Hội đồng khi xét thấy cần thiết. Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản.

      - Kinh phí cho việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản theo bản án, quyết định của Toà án do ngân sách nhà nước cấp.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn