Tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/11/2018

Xin chào Ban biên tập, tôi là Quốc Nhã hiện đang công tác trong lĩnh vực thú y. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch được quy định như thế nào? Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề trên trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!

    • Tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch được quy định tại Điều 27 Luật Thú y 2015, theo đó:

      1. Khi công bố dịch bệnh động vật, người có thẩm quyền công bố dịch chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:

      a) Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch;

      b) Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra vào vùng có dịch; thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho động vật theo quy định;

      c) Cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm động vật của chúng, trừ trường hợp được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

      d) Khẩn cấp tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố trong vùng có dịch; chữa bệnh, giết mổ bắt buộc động vật hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

      đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, nơi chăn thả động vật mắc bệnh, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

      2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:

      a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch huy động nguồn lực của địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế, dập tắt dịch bệnh, ngăn chặn dịch lây lan; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức chống dịch bệnh động vật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch;

      b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật và triển khai việc hỗ trợ phòng, chống dịch;

      c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh động vật.

      3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

      a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; huy động nguồn lực tại địa phương để phòng, chống dịch bệnh động vật; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật;

      b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;

      c) Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh động vật gây ra, ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi trên địa bàn;

      d) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;

      đ) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn.

      4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

      a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

      b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;

      c) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, ổn định đời sống và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn;

      d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;

      đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn.

      5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

      a) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên;

      b) Tổ chức tiêu hủy động vật chết, động vật mắc bệnh; giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;

      c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;

      d) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, ổn định đời sống và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn;

      đ) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;

      e) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn.

      6. Cục Thú y có trách nhiệm sau đây:

      a) Hướng dẫn cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tham gia hỗ trợ địa phương phòng, chống dịch bệnh động vật, điều tra dịch bệnh, đánh giá ổ dịch bệnh động vật;

      b) Xác định tác nhân gây bệnh động vật truyền nhiễm đối với trường hợp bệnh mới, bệnh chưa xác định được nguyên nhân.

      7. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, xác định thiệt hại do dịch bệnh gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả phòng, chống dịch bệnh động vật và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

      8. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:

      a) Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật;

      b) Xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật này;

      c) Hướng dẫn, tham gia thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan;

      d) Thống kê số lượng động vật nuôi, động vật mắc bệnh, chết, tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

      9. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

      a) Thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này;

      b) Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;

      c) Trả chi phí khắc phục hậu quả vi phạm; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là tư vấn về tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chúc sức khỏe và thành công!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn