Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cẳng tay và khớp khuỷu tay

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/04/2019

Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc này mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Cụ thể tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cẳng tay và khớp khuỷu tay được tính như thế nào? Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều

Nhựt Hạ (090***)

    • Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cẳng tay và khớp khuỷu tay được quy định tại Mục II Chương 8 Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ-xương-khớp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

      II. Cẳng tay và khớp khuỷu tay

      Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

      1. Tháo một khớp khuỷu

      61

      2. Cụt một cẳng tay

      2.1. Đường cắt 1/3 giữa

      51-55

      2.2. Đường cắt 1/3 trên

      56-60

      3. Gãy mỏm khuỷu xương trụ

      3.1. Gãy đơn thuần không gây ảnh hưởng khớp

      6-10

      3.2. Gãy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng cứng một khớp khuỷu

      3.2.1. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 5o đến 145°

      11-15

      3.2.2. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng 45o đến 90°

      26-30

      3.2.3. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 0o đến 45°

      31-35

      3.2.4. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 100o đến 150°

      51-55

      4. Trật khớp khuỷu cũ dễ tái phát

      11-15

      5. Gãy hai xương cẳng tay

      5.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương

      5.1.1. Khớp giả chặt

      26-30

      5.1.2. Khớp giả lỏng

      31-35

      5.2. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường

      11-15

      5.3. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 3cm

      26-30

      5.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp - ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay

      31-35

      5.5. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ

      31-35

      6. Gãy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay

      6.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1 đến 2/5 động tác cổ tay)

      16-20

      6.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay)

      21-25

      6.3. Cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0°)

      21-25

      6.4. Cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa

      31-35

      6.5. Cứng khớp cổ tay tư thế còn lại

      26-30

      6.6. Trật khớp cổ tay cũ dễ tái phát

      11-15

      6.7. Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng vận động khớp cổ tay ít, không ảnh hưởng thẩm mỹ

      1-3

      6.8. Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng vận động khớp cổ tay nhiều hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ

      2-6

      7. Gãy thân xương quay

      7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường

      6-10

      7.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay - trụ và hạn chế chức năng sấp - ngửa

      21-25

      7.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay

      7.3.1. Khớp giả chặt

      11-15

      7.3.2. Khớp giả lỏng

      21-25

      8. Gãy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp - duỗi khớp khuỷu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ

      21-25

      9. Gãy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau - Colles)

      9.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể

      6-10

      9.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay

      11-15

      10. Gãy thân xương trụ

      10.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng

      6-10

      10.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gãy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay

      21-25

      10.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả

      10.3.1. Khớp giả chặt

      11-15

      10.3.2. Khớp giả lỏng

      16-20

      11. Gãy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay (gãy kiểu Monteggia) để lại di chứng cứng khớp khuỷu hạn chế sấp - ngửa cẳng tay: Áp dụng theo tổn thương khớp khuỷu

      12. Gãy mỏm trâm quay hoặc trâm trụ

      6-10


      Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cẳng tay và khớp khuỷu tay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn