Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 04/04/2019

Việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông được thực hiện như thế nào? Đây là nội dung thắc mắc Ban biên tập nhận được từ email của anh Trọng (trong***@gmail.com)

    • Việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông được quy định tại Điều 6 Nghị định 113/2007/NĐ-CP' onclick="vbclick('572C', '289560');" target='_blank'>Điều 6 Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều như sau:

      1. Trên cơ sở quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê do Chính phủ phê duyệt, quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của tuyến sông có đê trong phạm vi địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

      a) Chỉ đạo xây dựng quy hoạch và phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Đê điều;

      b) Tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa theo quy hoạch;

      c) Xác định số lượng công trình, nhà ở phải di dời;

      d) Xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện việc di dời.

      2. Thời gian di dời đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải di dời được quy định như sau:

      a) Công trình, nhà ở hiện có trong khu vực đang bị sạt lở phải di dời ngay để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân;

      b) Công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa 2 năm, kể từ ngày Luật Đê điều có hiệu lực;

      c) Công trình, nhà ở không phù hợp với quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phòng, chống lũ; quy hoạch xây dựng các công trình, nhà ở và các quy hoạch khác có liên quan) do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa 5 năm, kể từ ngày Luật Đê điều có hiệu lực thi hành.

      3. Chính sách đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải di dời được quy định như sau:

      a) Công trình, nhà ở hợp pháp được bồi thường theo quy định của pháp luật;

      b) Công trình, nhà ở không hợp pháp có thể được xem xét hỗ trợ; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

      4. Các dự án xây dựng đã được phê duyệt trước ngày Pháp lệnh Đê điều có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2001), nhưng chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành, nếu phù hợp với các quy hoạch quy định trong Luật Đê điều và các quy định của pháp luật hiện hành thì được tiếp tục thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để quyết định cụ thể cho từng dự án nêu trên.

      Trên đây là quy định về việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 113/2007/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn