Anh có phải cấp dưỡng cho em cùng cha khác mẹ hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/07/2022

Anh có phải cấp dưỡng cho em cùng cha khác mẹ hay không? Mức cấp dưỡng đối với em cùng cha khác mẹ như thế nào?

Chào anh chị, cho em hỏi em và thằng em cùng cha khác mẹ, nó còn đang đi học, em đã đi làm. Ba em và dì (mẹ của nó) đã già yếu, không còn khả năng đi làm. Anh chị cho em hỏi em có phải cấp dưỡng hằng tháng cho nó hay không? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • Anh có phải cấp dưỡng cho em cùng cha khác mẹ hay không?
      (ảnh minh họa)
    • Anh có phải cấp dưỡng cho em cùng cha khác mẹ hay không?

      Tại Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em như sau:

      Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

      Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật hiện hành không có sự phân biệt nghĩa vụ cấp dưỡng đối với anh em cùng cha khác mẹ với nhau. Chính vì vậy, nếu trường hợp em trai cùng cha khác mẹ của bạn thỏa các điều kiện được cấp dưỡng do luật quy định thì bạn vẫn phải cấp dưỡng cho em .

      Mức cấp dưỡng đối với em cùng cha khác mẹ như thế nào?

      Tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về mức cấp dưỡng như sau:

      1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

      2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

      Như vậy, mức cấp dưỡng sẽ do bạn và em của bạn cùng thỏa thuận với nhau căn cứ vào mức thu nhập, khả năng thực tế của bạn bà nhu cầu thiết yếu của em bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn