Bản án ly hôn do Tòa nước ngoài xử có hiệu lực ở Việt Nam không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/01/2022

Tôi kết hôn với chồng là người nước ngoài, sau đó qua Pháp sống. Vừa qua, chúng tôi đã ly hôn tại tòa án Pháp, vậy cho tôi hỏi bản án ly hôn ở tòa án Pháp thì có hiệu lực ở Việt Nam hay không? Tôi có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận được không?

    • Bản án ly hôn do tòa nước ngoài xử có hiệu lực ở Việt Nam không?

      Căn cứ Điều 423 Bộ luật tố tụng dân sự 2015' onclick="vbclick('4879D', '358384');" target='_blank'>Điều 423 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc công nhận bản án của nước ngoài tại Việt Nam như sau:

      - Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:

      + Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

      + Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;

      + Bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.

      - Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này.

      Như vậy, trong trường hợp bản án liên quan tới hôn nhân và gia đình mà Việt nam và quốc gia có tòa án xét xử vụ án đều là thành viên thì bán án đó sẽ được công nhận tại Việt Nam.

      Mà Việt Nam và Pháp lại hiện đang có hiệp định tương trợ tư pháp. Vì vậy, bản án trên hoàn toàn có thể được xem xét công nhận tại Việt Nam.

      Yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận bản án của tòa án nước ngoài

      Theo Điều 425 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài tại Việt Nam như sau:

      - Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.

      - Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

      - Đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

      Như vậy, theo quy định trên thì bắt buộc cá nhân phải thi hành phải đang cư trú, làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, trường hợp của chị, thì chị cần phải có mặt tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu thì mới thực hiện việc yêu cầu công nhận bản án ly hôn.

      Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án tòa án nước ngoài

      Tại Điều 433 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án tòa án nước ngoài như sau:

      - Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phải có các nội dung chính sau đây:

      + Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;

      + Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;

      + Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam.

      - Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn