Bị xe cứu thương tông gãy tay có được bồi thường thiệt hại không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/07/2022

Bị xe cứu thương tông gãy tay có được bồi thường thiệt hại không? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là gì? Tôi bị xe cứu thương tông phải bị gãy tay trái vì xe cứu thương không bật đèn tín hiệu làm tôi không chú ý để né, vậy trong trường hợp này tôi có được bồi thường thiệt hại hay không? Trong trường hợp nào thì mới được nhận bồi thường? Mong được luật sư tư vấn.

    • Bị xe cứu thương tôn gãy tay vậy có được bồi thường thiệt hại không?

      Căn cứ Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008' onclick="vbclick('1411B', '367462');" target='_blank'>Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các quyền ưu tiên của một số loại xe:

      1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

      a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

      b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

      c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

      d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

      đ) Đoàn xe tang.

      2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

      Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

      3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

      Như vậy, xe cứu thương là một loại phương tiện được ưu tiên, vì vậy phải được xem xét kỹ lưỡng có phải do lỗi của bên phía xe cứu thương gây ra hay không đến lúc đó mới có thể xét được bồi thường là do ai gây ra. Trong trường hợp của bạn thì vì xe cứu thương không bật tín hiệu đèn dẫn đến gây tai nạn thì

      bên phía tài xế gây lỗi nên tài xế sẽ là người đền bù thiệt hại cho bạn.

      Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là gì?

      Căn cứ Điều 585 Bộ Luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '367462');" target='_blank'>Điều 585 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

      1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

      2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

      3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

      4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

      5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

      Như vậy, trong trường hợp có thiệt hại gây ra thì sẽ bồi thường sẽ phải bồi thường theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định theo nguyên tắc trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn