Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ra sao trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 18/09/2017

Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên Khoa Luật Quốc tế trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu một số thông tin về vấn đề bình đẳng giới tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, một vài điểm em chưa nắm rõ. Cho em hỏi, trong tổ chức bộ máy nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ra sao trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới? Em có thể tham khảo thêm vấn đề này tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Quốc Hảo (0905****)
 

    • Ngày 04/6/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bình đẳng giới.

      Theo đó, trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Nghị định 70/2008/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

      1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu, biện pháp đó.

      2. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

      3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm - pháp luật.

      4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đăng giới.

      5. Hướng dẫn hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

      6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.

      7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực bình đẳng giới.

      8. Sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá hàng năm và theo định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi cả nước.

      9. Thống kê và công bố thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

      10. Thục hiện hợp tác quốc tế về bình đẳng giới trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về bình đằng giới và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về bình đẳng giới mà Việt Nam là thành viên.

      11. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 70/2008/NĐ-CP .

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn