Bồi thường thiệt hại trong tình thế cấp thiết chữa cháy?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016

Vừa rồi nhà hàng xóm bị cháy. Người chỉ huy lực lượng phòng cháy và chữa cháy đã quyết định phá dỡ nhà của tôi đề dập tắt đám cháy. Cho tôi hỏi người chỉ huy lực lượng phòng cháy và chữa cháy có quyền làm như vậy không. Hiện đám cháy đã được dập, cho tôi hỏi tôi có được bồi thường thiệt hại không?

    • Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật phòng cháy và chữa cháy :

      1. Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền sau đây:

      a) Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy;

      b) Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy;

      c) Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy;

      d) Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

      Như vậy, người chỉ huy chữa cháy có quyền quyết định phá dỡ nhà của bạn đề dập tắt đám cháy trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

      Theo quy đinh tại Điều 30 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết một số điều của số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định:

      “Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:

      1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.

      2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị nếu không có các biện pháp ngăn, chặn kịp thời.

      3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn”.

      Căn cứ theo quy định tại điều Điều 25, Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy, những phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy sẽ được hoàn trả và bồi thường như sau:

      Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy. Trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị mất, bị hư hỏng; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

      Kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.

      Như vậy, với quy định của pháp luật như trên, gia đình bạn sẽ được bồi thường do nhà bị phá dỡ để phục vụ công tác chữa cháy. Nguồn kinh phí sẽ được cấp từ ngân sách nhà nước.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn