Cá nhân có được mua bán quyền đòi nợ?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/05/2019

Tôi có nợ ông Linh 50 triệu đồng với lãi suất 3% 1 tháng. Thời gian đầu tôi trả lãi rất đụng hạn, nhưng do sau này tình hình kinh doanh không được tốt nên tôi có khất ông Linh vài lần. Tính đến nay cả lãi và gốc đã hơn 70 triệu đồng. Gần đây có người đến đòi nợ tôi và nói rằng ông Linh đã bán số nợ này cho người đó, đồng thời đưa ra giấy nợ của tôi với ông Linh và giấy mua bán nợ của ông Linh với người này. Xin hỏi, vậy tôi có phải trả nợ cho người này không? Nếu trả rồi thì khoản nợ của tôi và ông Linh có chấm dứt?

    • Căn cứ Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền mua bán tài sản như sau:

      1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

      2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

      3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

      Theo nội dung của quy định trên, quyền đòi nợ được pháp luật xem là quyền tài sản và có thể mua bán. Do đó, việc ông Linh bán khoản nợ của ông cho người đòi nợ là phù hợp với quy định của pháp luật. Từ đó, nghĩa vụ trả nợ của ông đối với ông Linh được chuyển giao sang cho người đòi nợ. Kể từ thời điểm giấy mua bán nợ được ký kết thì ông chỉ còn nghĩa vụ trả nợ đối với người mua khoản nợ của ông, điều này đồng nghĩa với việc nghĩa vụ của ông đối với ông Linh đã chấm dứt. Như vậy, ông phải thanh toán khoản nợ trên cho người đã mua khoản nợ.

      Tuy nhiên theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

      1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

      Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

      Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

      2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

      Theo quy định của pháp luật, lãi suất vay không quá 20%/năm trong khi lãi suất đối với khoản nợ của ông là 36%/năm. Như vậy, có thể thấy dấu hiệu vi phạm quy định của luật về lãi suất. Từ đó ông có thể yêu cầu chỉ trả gốc và lãi được tính lại theo lãi suất tối đa 20%/năm. Nếu không đạt được thỏa thuận, ông có thể khiếu nại đến cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn