Căn cứ xác định thiệt hại để bồi thường do tai nạn giao thông gây ra

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/03/2019

Chào ban biên tập, tôi tên Quỳnh Thoa, vừa qua con tôi có gây ra tai nạn, thiệt hại xe của nạn nhân, theo như kết quả thì bị hại được xác định tỷ lệ thượng tật 40%, bên họ muốn kiện con tôi ra Tòa với hành vi mà con tôi gây ra với con của họ. Đồng thời, họ cũng muốn chúng tôi bồi thường số tiền khá lớn, vượt với khả năng của chúng tôi. Tôi vẫn muốn bồi thường cho họ nhằm giảm bớt hình phạt tù cho con tôi, nhưng mức bồi thường ở mức có thể chấp nhận được, nên nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp: Dựa vào những căn cứ nào xác định thiệt hại để bồi thường do tai nạn giao thông gây ra?

    • Tai nạn giao thông có thể gây ra những thiệt hại về người (sức khỏe, tính mạng) và tài sản. Việc bồi thường cho những thiệt hại đó cũng tùy theo từng hành vi cũng như mức độ mà bồi thường thỏa đáng. Theo đó, luật cũng có quy định về xác định thiệt hại để đôi bên thuận lợi khi tiến hành bồi thường. Cụ thể tại Mục 2 chương XX Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '288648');" target='_blank'>Bộ luật dân sự 2015.

      Như bạn có trình bày con bạn gây ra tai nạn giao thông gây thiệt hại tài sản là xe của nạn nhân và người bị nạn được xác định tỷ lệ thương tật là 40%. Xác định thiệt hại trường hợp này được quy định như sau:

      ** Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

      Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

      1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

      2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

      3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

      4. Thiệt hại khác do luật quy định.

      ** Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

      1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

      a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

      b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

      c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

      d) Thiệt hại khác do luật quy định.

      2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

      ==> Như vậy, về trách nhiệm hình sự con bạn đương nhiên phải chịu trách nhiệm, riêng về trách nhiệm dân sự tức là bồi thường thì có thể căn cứ vào nhưng quy định trên để có thể thỏa thuận mức bồi thường thỏa đáng nhằm giảm bớt mức bồi thường mà con bạn phải chịu.

      Bạn có thể tham khảo thêm:

      Gây tai nạn giao thông sợ bị đánh nên rời khỏi hiện trường thì có bị xem là bỏ trốn?

      Xử lý như thế nào khi gây tai nạn chết người trong lúc truy đuổi tên cướp?

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn